Một số lưu ý chăm sóc nuôi dưỡng đàn vật nuôi vụ đông năm 2019 - 2020
Theo Dự báoTrung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết: Vụ Đông - Xuân năm 2019 - 2020 được dự báo rét bắt đầu vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 (nhiệt độ trung bình cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,50 C); các đợt rét đậm, rét hại sẽ tập trung từ nửa cuối tháng 12 năm 2019 và tháng 01 năm 2020 (tuy nhiên rét đậm, rét hại không kéo). Để chủ động đối phó với các tình huống biến đổi thời tiết, nhất là rét đậm, rét hại ảnh hưởng tới sức khỏe đàn vật nuôi trong vụ Đông - Xuân năm 2019- 2020 bà con chăn nuôi cần lưu ý một số yêu cầu sau.
* Về chuồng trại: Thường xuyên kiểm tra, tu sửa, che chắn chuồng
trại bằng các vật liệu có sẵn của gia đình đảm bảo gữi ấm cho đàn vật nuôi trong mùa đông: Bổ xung, thay mới chất độn chuồng, hạn chế tối đa rửa chuồng, đối với gia súc, gia cầm non (2- 4 tuần tuổi) phải được nuôi trong các chuồng úm có thắp điện sưởi ấm.
* Về chăm sóc đàn vật nuôi
+ Đối với trâu, bò, dê: Cần thu gom rơm, thân và lá cây ngô, ngọn lá mía, dây khoai lang làm thức ăn, có thể đem ủ chua hoặc ủ Urê…. làm thức ăn dự trữ để cải thiện giá trị dinh dưỡng cho trâu bò ăn trong những ngày rét. Nếu thời tiết rét đậm, rét hại, kèm theo mưa và nhiệt độ dưới 120C tuyệt đối không chăn thả trâu, bò và tiến hành chăm sóc trâu, bò tại chuồng; bổ sung thêm thức ăn tinh, như: cám ngô, sắn, cám gạo... cho ăn và dùng bao tải đay, chăn cũ quấn quanh cơ thể gia súc để chống rét; sử dụng củi, trấu... để đốt sưởi cho gia súc (đặc biệt là bê, nghé và trâu, bò già yếu); không nhập gia súc, gia cầm non về nuôi trong thời gian rét đậm, rét hại.
+ Đối với đàn lợn và đàn gia cầm: Cần đặc biệt lưu ý giữ gìn vệ sinh chuồng trại, đảm bảo chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô, ấm. Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, thức ăn nước uống cần vệ sinh đề phòng các bệnh viêm ruột ỉa chảy, bệnh lỵ, bệnh cầu trùng, bệnh phân trắng lợn con. Riêng đối với đàn gia cầm nên chủ động dùng thuốc để phòng bệnh cầu trùng, Ecoli, phó thương hàn, hen xuyễn… theo quy trình kỹ thuật hoặc theo tư vấn của cán bộ thú y
* Về vệ sinh thú y trong chăn nuôi:
- Định kỳ 1 tuần 1 lần phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi. Thường xuyên khơi thông cống rãnh, xử lý nguồn phân, nước tiểu, chất thải bằng các biện pháp làm bể Bioga, ủ phân hoặc đệm lót sinh học… nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng đến môi trường sống của con vật cũng như môi trường sống của con người.
- Chủ động phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm bằng thuốc, vắc xin
+ Đối với đàn trâu bò, dê cừu cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh như: tụ huyết trùng, lở mồm long móng, các bệnh ký sinh trùng máu.
+ Đối với đàn lợn: tiêm phòng đầy đủ các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả, đóng dấu, bệnh tai xanh...
+ Đối với đàn gia cầm: tiêm phòng đầy đủ các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả gà- vịt; bệnh đậu gà; bệnh gumboro; bệnh viêm gan vịt; bệnh cúm gia cầm H5N1.
Có thể bạn quan tâm
Ở Việt Nam hiện có hàng nghìn dạng, loại phân bón khác nhau nhưng có thể tập hợp thành 4 nhóm theo đặc điểm và tác dụng chính: phân hữu cơ, phân vô cơ
Máy sấy khô mực 1 nắng bằng năng lượng mặt trời vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, sản phẩm còn được nâng cao giá trị bởi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhiều loại protein mới ngày càng thu hút sự chú ý của các hãng dinh dưỡng vì có tiềm năng thay thế bột cá trong thức ăn thủy sản, trong đó có giun đất.