Một Số Lỗi Trong Việc Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Của Nông Dân

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng trước sự tàn phá của các đối tượng sâu bệnh, dịch hại.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV không đúng phương pháp không những không đem lại hiệu quả phòng trừ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động, người sử dụng nông sản (gạo, các loại rau, củ, quả…) và môi trường sống. Những nhược điểm về sử dụng thuốc BVTV mà nông dân thường mắc phải như sau:
1. Vấn đề lựa chọn loại thuốc
Quan niệm sai lầm khi chọn thuốc BVTV của người nông dân (thường theo kinh nghiệm truyền miệng), thích dùng loại thuốc rất độc, gây chết nhanh để trừ sâu vì cho rằng hiệu quả sẽ tốt hơn.
2. Pha chế thuốc chưa đúng kỹ thuật
- Không cân, đong thuốc đúng liều lượng.
- Thích tăng liều và pha trộn nhiều loại thuốc.
- Pha thuốc sai cách: đổ thuốc vào bình phun trước rồi đổ nước vào sau.
- Sử dụng nước nhiễm phèn, mặn ngoài đồng ruộng để pha thuốc sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.
- Dùng thuốc hạt hoà nước để phun.
3. Dụng cụ phun xịt chưa tốt
- Bình phun đơn giản, không đủ áp lực tạo mù sương.
- Bình phun rò rỉ, da bơm hư.
- Bét phun dễ nghẹt, chỉ sử dụng một loại bét.
- Nếu phun bằng máy thì áp lực phun thuốc còn lớn (dễ gây dập nát lá, gãy thân hoặc bật gốc cây con…).
4. Sử dụng thuốc chưa theo nguyên tắc 4 đúng
- Dùng chưa đúng thuốc: sử dụng thuốc không đúng đối tượng phòng trừ. (Ví dụ: sử dụng thuốc sâu để trừ bệnh và ngược lại lấy thuốc bệnh để trừ sâu). Thói quen thích dùng thuốc có độ độc cao để làm sâu chết nhanh, không chú ý đến vấn đề môi trường và người tiêu thụ nông sản.
- Dùng chưa đúng lúc: phun thuốc sớm để ngừa hoặc phun định kỳ.
- Dùng chưa đúng liều lượng: nồng độ thuốc thường tăng hơn so với khuyến cáo. Lượng nước thuốc trên diện tích giảm so với yêu cầu.
- Dùng chưa đúng cách: phun thuốc không đúng nơi dịch hại sống. Phun thuốc khi gió to, nắng gắt, sử dụng thuốc hạt pha với nước để phun.
5. Chưa quan tâm đến an toàn sử dụng thuốc BVTV cho người phun thuốc, người sử dụng nông sản và môi trường
- Không trang bị bảo hộ lao động khi pha thuốc (kiếng đeo, khẩu trang, găng tay).
- Không trang bị bảo hộ lao động khi phun thuốc (quần áo dài tay, nón, ủng, găng tay, khẩu trang, mắt kiếng).
- Ít quan tâm đến thời gian cách ly.
6. Lưu trữ - tiêu huỷ bao bì thuốc BVTV
- Không có nơi bảo quản, cất giữ thuốc an toàn.
- Còn súc rửa bình phun ở sông, rạch.
- Việc xử lý thuốc thừa sau khi phun chưa đúng (đổ trực tiếp thuốc còn dư xuống kinh, rạch).
- Vứt bừa bãi vỏ chai, bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 26/4, Sở NN-PTNT phối hợp với UBND huyện Sơn Hòa và Sông Hinh thả gần 60kg cá giống (tương đương khoảng 12.500 con) vào hồ thủy điện Sông Ba Hạ nhằm tái tạo các loại cá giống nước ngọt tại địa phương, với các loại cá trê, lóc, chép, trắm cỏ, rô đồng…

Cây bí đỏ đã bén rễ đất Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) được hơn 10 năm. Nhiều hộ dân đã có thu nhập khá từ loại cây này, nhưng có lẽ đây là năm đầu tiên người trồng bí bị mất giá lẫn thất mùa.

Về xã Tân Ước (huyện Thanh Oai, Hà Nội) hỏi thăm tình hình chăn nuôi sẽ được người dân ở đây chỉ ngay đến ông Long "chung cư lợn". Ông có cái tên như vậy bởi ông là người đầu tiên ở khu vực (mà cũng là người đầu tiên trên địa bàn thành phố) mạnh dạn thay đổi phương thức chăn nuôi, đưa lợn lên nuôi ở tầng cao nhằm tiết kiệm diện tích, giảm chi phí trong chăn nuôi.

Cùng với việc quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung đạt diện tích 10.000 ha đến năm 2015, tỉnh Cà Mau chú trọng mở rộng quy mô nuôi tôm theo quy trình VietGAP tại các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển. Phát triển nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP, nhằm mục tiêu năng cao nâng suất, chất lượng mặt hàng thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá mú ở đầm Cù Mông (TX Sông Cầu) phát triển mạnh đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có hộ thu nhập khá. Tuy nhiên, do người nuôi không tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi với mật độ quá dày, không thường xuyên vệ sinh lồng, bè nuôi… đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi ngày càng trầm trọng và xảy ra dịch bệnh.