Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Một số điều cần lưu ý khi chăn nuôi heo nái

Một số điều cần lưu ý khi chăn nuôi heo nái
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 26/12/2015

1. Trước khi muốn loại thải heo nái, cần phải cân nhắc những vấn đề gì?

Giá trị của một heo nái rất cao, nhất là hiện nay đa số các trại đang nuôi heo giống cao sản ngoại nhập hoặc lai với tỉ lệ nái ngoại cao.

Do đó, nếu loại thải nái với lý do không chính đáng thì người nuôi sẽ lãng phí một số tiền rất lớn.

Trước khi quyết định loại thải nái, ta cần đặt ra một số câu hỏi và tìm ra câu trả lời để tìm ra nguyên nhân thực sự của dự tính loại thải.

Thông thường các câu hỏi như sau:

Việc nái bị loại bỏ có phải do việc quản lý không tốt không? Ví dụ như: do thao tác của kỷ thuật viện gieo tinh, do chất lượng của thức ăn,…

Nếu do những nguyên nhân có thể khắc phục được thì ta không nên vội vàng loại nái.

So với hiệu quả kinh tế mà nái đem lại và lợi nhuận của heo thay thế có hợp lý không?

Những bệnh lý của nái xảy ra sau khi đẻ là thường xuyên hay chỉ là những trường hợp lẻ tẻ.

Khi loại thải những nái sinh sản kém có ảnh hưởng đến hoạt động chung của trại không? Đã có nguồn nái hậu bị dự phòng chưa? …

Nếu những câu hỏi trên có được những câu trả lời thực tế, phù hợp với tính hình chung của trại thì việc loại thải heo nái sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

2. Khi tính nhu cầu dinh dưỡng của heo nái, ta cần phải dựa trên những cơ sở nào?

Nhu cầu của heo nái trong các gian đoạn rất biến động, ngay cả heo nái của cùng một giai đoạn sinh trưởng hoặc sinh sản cũng khác nhau.

Vì vậy, việc xác định nhu cầu cho từng giai đoạn của nái đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng năng suất đàn nái.

Thực tế khi tính toán các nhu cầu dinh dưỡng của nái, ta cần chú ý đến các yếu tố quan trọng sau:

- Trọng lượng của bản thân heo nái: trọng lượng của nái có liên quan đến nhu cầu duy trì và phát triển trong thời gian hoặc chờ phối.

- Mức tăng trọng của heo nái trong thời gian mang thai: ở mỗi lứa đẻ thì tỉ lệ tăng trọng của cơ thể nái khác nhau, nái đẻ cảng nhiều lứa thì mức độ tăng trọng của cơ thể cảng thấp.

- Mức tăng của thai: ước đón mức tăng trọng của bào thai để xác định nhu cầu của thai.

- Điều kiện môi trường: Tùy theo mùa của mỗi khu vực mà nhu cầu các dưỡng chất cũng khác nhau.

Như vậy, nhu cầu của đàn heo nái có thể biến động theo từng giai đoạn, từng lứa tuổi của nái, từng khả năng sinh sản và điều kiện khí hậu.

Do đó không thể áp dụng một cách chung chung cho tất cả các nhu cầu ở những giai đoạn khác nhau hoặc ở những vùng có điều kiện khí hậu khác nhau.

3. Trước khi cho heo nái phối giống cần phải chuẩn bị gì?

Kết quả của việc phối giống heo nái được xem là hoà hảo khi heo nái đậu thai ngay lần phối đầu tiên và số con đẻ trên 1 lứa từ 8 con trở lên.

Để có được kết quả nầy, đòi hỏi người chăn nuôi heo nái lên giống tốt với số trứng rụng nhiều. Một số biện pháp cần tác động như sau:

- Chuẩn bị cho heo nái lên giống tốt: Nếu có điều kiện nên cho nái tiếp xúc trực tiếp với heo đực giống hoặc mùi của đực giống trước khi nái lên giống.

Việc tiếp xúc này giúp nái hoàn thiện phản xạ tiết hormon sinh dục tham gia vào quá trình lên giống và rụng trứng.

- Kích thích cho rụng nhiều trứng: Thực hiện bằng phương pháp nuôi dưỡng.

Hai tuần trước khi nái lên giống cần chú ý đến hàm lượng đạm trong khẩu phần, tăng thêm lượng thức ăn khoảng 0,5kg/ngày/con, đồng thời bổ sung thêm các vitamin A,D,E kết hợp với việc thêm 1 liều Catosal.

Tác động này giúp cho trứng phát triển nhanh hơn, số trứng chín tăng.

- Ngoài ra, cần tạo nên môi trường thoáng mát, giảm các tác động xấu trong thời gian trước khi heo lên giống 2 tuần cũng góp phần giúp cho quá trình phối giống đạt kết quả cao hơn.

 


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái, Heo Con Và Heo Thịt Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái, Heo Con Và Heo Thịt

Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời

31/12/2010
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo Sau Cai Sữa Và Heo Thịt Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo Sau Cai Sữa Và Heo Thịt

Heo con sau cai sữa (từ 28 - 60 ngày) cần sự chăm sóc hết sức đặc biệt của người chăn nuôi vì đây là giai đoạn heo con phải tách rời khỏi mẹ và sống độc lập.

01/01/2012
Kỹ Thuật Làm Chuồng Heo Trong Mô Hình Nuôi Heo Không Tắm Kỹ Thuật Làm Chuồng Heo Trong Mô Hình Nuôi Heo Không Tắm

Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...

29/03/2013