Một số chú ý khi xây dựng chuồng trại cho heo

Theo nghiên cứu của Đan Mạch, nếu trại nằm cách trại nhiễm Mycoplasma dưới 230m và đồng thời cách một trại lớn nhiễm bệnh dưới 2,25km thì khả năng trại đó nhiễm Mycoplasma là 1/6.
Việc diệt trừ tận gốc mầm bệnh Mycoplasma trong trại rất khó khăn do chúng có thể lây truyền trong không khí tới 4km. Đặc biệt khi trời lạnh, gió mạnh và độ ẩm cao khả năng lây truyền của chúng còn mạnh hơn. Ngoài ra, một số bệnh khác
Tiến sĩ Jose Barcelo người Tây Ban Nha : “ Nếu trại được xây dựng ở các khu vực có mật độ đường xá đông đúc thì nên chuẩn bị đối phó với các dịch bệnh xâm nhập”. Cũng theo Tiến sĩ Jose: “ Số trại heo trong vòng bán kính 5km ( hoặc số trại/km2) ảnh hưởng rất lớn tới an toàn dịch bệnh trong trại. Nếu so sánh với khu vực có mật độ thấp thì khu vực mật độ trại cao rất nguy hiểm trong công tác phòng dịch”.
1. Xây dựng trại cách trại khác khoảng 3 km
Khi xây dựng trại mới nên chú ý tới các trại xung quanh trong bán kính 5km. Không được gần những trại thịt thường xuyên nhập và xuất heo.
Trường hợp nếu ở vị trí trong vòng 3km không cho phép xây trại heo khác thì rất tốt. Ngoài ra, quy mô và khoảng cách tới các trại lân cận cũng rất quan trọng. Theo định nghĩa của Đan Mạch thì trại nuôi quy mô lớn là trên 500 con.
Theo Tiến sĩ Jose: “Trại trên 500 con có khoảng cách dưới 1km nguy hiểm hơn trại 5000 con có khoảng cách 2km”.
2. Lưu ý tới các vị trí gần đường giao thông và nhà máy:
Dĩ nhiên, không chỉ các trại heo xung quanh là yếu tố gây ảnh hưởng tới vấn đề an toàn dịch bệnh. Cần cách trung tâm xử lý rác thải, nước ngầm trên 1km, cách các nhà máy hóa chất, bãi rác trên 2km, cách xa lò giết mổ trên 5km. Trại không được
Các trại SEW nên cách xa các trại nhiễm bệnh hô hấp từ 2~3km. Đặc biệt, không nằm ở vị trí có gió thổi vào.
3. Trại cai sữa cần cách khu cách ly trên 300m
Trại nằm cách xa các trại khác càng xa càng tốt. Những trại áp dụng phương pháp SEW có thể không cần duy trì âm tính hoàn toàn với tất cả các dịch bệnh. Bởi vì chỉ cần phòng chống các loại bệnh có thể mắc từ khi heo mới sinh tới 3~4 tháng sau.
Theo Tiến sĩ Clack ở trại SEW thì chuồng trại cai sữa nên cách các khu cách ly khoảng 300m. Và khu vực trại sinh sản cũng cách các khu cách ly khoảng 300m.
Trại cần xây trại cách ly cho heo giống mới nhập để phòng chống dịch bệnh lây nhiễm. Ngoài ra, khu vực xuất bán là khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao nên cần được vệ sinh sát trùng đầy đủ. Không để cho nước xịt rửa sát trùng trôi ngược trở
Có thể bạn quan tâm

Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp (USDA) đã phát triển một dòng tế bào mới phát hiện nhanh chóng và chính xác virút gây bệnh lở mồm long móng (LMLM) - virút gây ra một căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho đàn gia súc và động vật có móng chẻ khác.

Dự án “Sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi an toàn sinh học” do Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai từ tháng 6/2012 đến nay đã đạt được những kết quả cao, từ đây mở ra hướng chăn nuôi bền vững theo mục tiêu an toàn sinh học, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn sau cai sữa, lợn con trải qua một quá trình chuyển đổi của chế độ ăn từ bú sữa cho tới tiêu thụ thức ăn chăn nuôi khác. Vì nó có thể gây ra các triệu chứng tiêu chảy nên việc cho lợn con ăn các thành phần dễ tiêu hóa là chìa khóa của vấn đề này.

Người chăn nuôi lợn cần thông tin chính xác về giá trị năng lượng của chất béo trong thành phần thức ăn chăn nuôi để đảm bảo rằng chế độ ăn uống của lợn nuôi được xây dựng một cách kinh tế và tối đa hóa chất lượng thịt lợn. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois đã xác định khả năng tiêu hóa chất béo của lợn đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi làm từ ngô và đậu tương.

Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp (USDA) Mỹ đã phát triển một hệ thống mới giúp theo dõi hành vi ăn của vật nuôi.