Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Một số biện pháp phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Một số biện pháp phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng
Tác giả: Hương Trà (tổng hợp)
Ngày đăng: 14/06/2018

Giống như các loài thủy sản nuôi khác, nuôi tôm chân trắng rất chú trọng đến việc phòng bệnh cho tôm. Phòng bệnh đúng cách sẽ mang lại vụ tôm thắng lợi cho người nuôi, giảm thiểu nguy cơ phát sinh dịch bệnh cho vùng nuôi. Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi có thể áp dụng các biện pháp phòng bệnh sau:

Quản lý các yếu tố đầu vào: Chọn tôm giống sạch bệnh, đã được kiểm dịch. Xử lý ao nuôi trước, trong và sau khi thả nuôi. Hạn chế, tiêu diệt các sinh vật trung gian bằng sản phẩm an toàn. Sát trùng nước trước khi cấp vào ao nuôi. Thả nuôi tôm theo đúng lịch thời vụ.

Theo dõi tình hình sức khỏe của tôm: Theo dõi kỹ sức ăn của tôm, mức độ hoạt động của tôm trong ao, các dấu hiệu cảm quan như tình trạng thức ăn trong ruột tôm, tình trạng lột xác… để kiểm soát tốt các yếu tố lý, hóa của nước, đả bảo chất lượng nước giúp tôm phát triển tốt. Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của tôm bằng cách quản lý tốt môi trường nuôi và bổ sung khoáng chất, vitamin vào thức ăn cho tôm.

Vệ sinh, xử lý ao nuôi: Vệ sinh ao nuôi thường xuyên. Không xả rác, nước thải ra ao nuôi. Không nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực ao nuôi. Sử dụng lưới ngăn súc vật, chim tiếp cận ao nuôi. Đặc biệt chú ý công tác vệ sinh, khử trùng khi ao nuôi có dịch bệnh, không dùng chung vật dụng, trang thiết bị giữa các ao, đặc biệt trong trường hợp có ao nuôi nhiễm bệnh.

Nước thải, chất thải phải được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Trong trường hợp cần thải ngay, phải để lắng và xử lý bằng hóa chất diệt khuẩn hoặc biện pháp sinh học và kiểm tra các yếu tố môi trường của nước trước khi thải ra bên ngoài.

Sử dụng và quản lý thuốc, hóa chất hợp lý: Việc sử dụng thuốc và hóa chất phải được quản lý nghiêm ngặt. Chỉ sử dụng thuốc và hóa chất được phép. Tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm để tránh tình trạng “nhờn thuốc”. Ngoài ra, dư lượng kháng sinh trong tôm nuôi còn có thể gây ra một số vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, giảm giá trị thương mại.

Kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn gây bệnh (như bệnh phân trắng, gan tụy…) nên tuyệt đối không sử dụng kháng sinh để trị các bệnh do virus gây ra (như bệnh đốm trắng, đầu vàng…). Chỉ sử dụng các loại kháng sinh thành phẩm dành cho thủy sản, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị cho người trong nuôi tôm. Không sử dụng kháng sinh liều thấp trong thời gian dài với mục đích phòng bệnh. Nếu phải sử dụng kháng sinh, tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn và được ghi chép cụ thể thời gian sử dụng, loại thuốc sử dụng. Ngưng sử dụng kháng sinh 3 – 4 tuần trước khi thu hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Tầm quan trọng của an toàn sinh học và khử trùng trong nuôi trồng thủy sản (Phần 1) Tầm quan trọng của an toàn sinh học và khử trùng trong nuôi trồng thủy sản (Phần 1)

Tầm quan trọng của an toàn sinh học và khử trùng trong nuôi trồng thủy sản (Phần 1)

06/06/2018
Phòng, chống dịch bệnh đốm trắng do vi rút ở tôm nuôi tại cơ sở nuôi thương phẩm Phòng, chống dịch bệnh đốm trắng do vi rút ở tôm nuôi tại cơ sở nuôi thương phẩm

Bệnh đốm trắng do vi rút ở tôm nuôi nước lợ (White Spot Disease - WSD) là một loại bệnh nguy hiểm có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp nuôi tôm

13/06/2018
Biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi Biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi

Bệnh lây từ tôm bệnh sang tôm khỏe, mầm bệnh tồn tại trong môi trường có thể gây bệnh trực tiếp cho tôm khỏe. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh

13/06/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.