Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Một số biện pháp giảm giá thành nuôi tôm

Một số biện pháp giảm giá thành nuôi tôm
Tác giả: Thiên Bình (Tổng hợp)
Ngày đăng: 21/05/2020

Thách thức lớn nhất của ngành tôm nước ta hiện nay là giá thành sản phẩm đầu vào quá cao, vì vậy sau khi thu hoạch, người nuôi không có lãi. Do đó, việc lựa chọn những nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như con giống, thức ăn… là khâu hết sức quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm để có thể tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Những chi phí ảnh hưởng đến giá thành nuôi tôm

Chọn tôm giống tốt

Người nuôi cần chọn được con giống tốt nhằm hạn chế rủi ro ngay từ khâu này. Chọn mua tôm giống (SPF - giống sạch bệnh, SPR - giống kháng bệnh). Kích cỡ PL10-12 ở những cơ sở sản xuất có uy tín, tôm bố mẹ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; tôm giống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quy định của ngành và được kiểm soát tốt về an toàn sinh học trại giống.

Kiểm soát thức ăn

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí sản xuất, lượng thức ăn thất thoát vào trong nước và bùn đáy ao khoảng 20%; lượng thức ăn dư thừa này phân hủy thành chất dinh dưỡng cho tảo phát triển mạnh và đáy ao dơ do thức ăn; các chất này sẽ làm tiêu hao ôxy và sản sinh ra nhiều khí độc; từ đó khiến tôm dễ mắc các bệnh thường gặp. Ngoài ra, hệ số chuyển đổi thức ăn phụ thuộc vào chất lượng, môi trường và kinh nghiệm trong quản lý thức ăn; thời gian tiêu thụ thức ăn của tôm trung bình từ 2 - 3,5 tiếng, do đó, có thể cho tôm ăn nhiều lần trong ngày (4 - 5 lần), lượng thức ăn chiếm khoảng 80% lượng thức ăn cho tôm hàng này. Điều chỉnh thức ăn thông qua sàng ăn là giải pháp cơ bản có độ chính xác tương đối, điều quan trọng là xem khả năng hoạt động, tình trạng sức khỏe, sức ăn và độ trong của nước…

Mật độ nuôi

Mật độ thả thích hợp kết hợp với đầu tư trang thiết bị đầy đủ như quạt nước, ôxy đáy để đảm bảo hàm lượng ôxy hòa toan trong ao trên 4 mg/l với tôm sú và TTTC là 5 mg/l. Thực hiện biện pháp phòng ngừa ngay từ lúc cải tạo ao và trong suốt quá trình nuôi; tạo và duy trì hệ phiêu sinh thực hợp lý trong ao là hết sức quan trọng bằng việc tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, tạo ôxy, ngăn ngừa sự phát triển của tảo đáy, làm cho môi trường nước ít trong, ít biến động, hạn chế tôm bị sốc, tăng tỷ lệ sống, tăng khả năng bắt mồi và giúp tôm phát triển nhanh.

Sử dụng chế phẩm sinh học tốt

Đây là khâu hết sức quan trọng trong nuôi tôm, đặc biệt là trước tình trạng thị trường thuốc, chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi tôm rất đa dạng về chủng loại, nhiều đơn vị sản xuất và cung ứng. Việc người nuôi lựa chọn được sản phẩm có chất lượng ngoài việc giúp sử dụng có hiệu quả nó còn giảm đáng kể chi phí và ngược lại chất lượng kém liều lượng dùng sẽ tốn kém và không hiệu quả. Sau khi lựa chọn được thuốc, chế phẩm sinh học có chất lượng tốt người nuôi nên thực hiện việc sử dụng theo nguyên tắc 3 đúng (đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng). Thực hiện điều này sẽ giúp người nuôi giảm được đáng kể chi phí và sẽ nâng cao được lợi nhuận.

Tối ưu hóa thiết bị sử dụng

Chọn các thiết bị phục vụ cho nuôi tôm tiêu thụ điện năng thấp và công suất phù hợp với điều kiện nuôi để tránh lãng phí điện năng; đồng thời tận dụng nguồn năng lượng sinh học (như Biogas), năng lượng gió, năng lượng mặt trời… Nên đầu tư thiết bị máy móc và công nghệ để cải thiện chất lượng nước, xử lý chất thải, cho ăn, giám sát hoạt động nuôi… tạo cho sự bền vững và ít phụ thuộc đến nhân công lao động phổ thông, mang lại thành công cao hơn. Bên cạnh đó, nên chọn quy trình nuôi tôm nhiều giai đoạn là giải pháp tối ưu góp phần giảm chi phí năng lượng sử dụng.

Ứng dụng công nghệ cao

Phong trào nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao phát triển khá nhanh; với lợi thế này, các địa phương đã ưu tiên ứng dụng và phát triển nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng tôm nuôi, đảm bảo tăng thu nhập cho người nuôi. Theo đó, các mô hình nuôi tôm theo phương pháp sinh học, áp dụng công nghệ cao nuôi hai, ba giai đoạn, sử dụng hệ thống tự động hóa vào các ao nuôi và đem lại hiệu quả tích cực, không chỉ về kinh tế mà còn giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.           


Có thể bạn quan tâm

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

14/05/2020
Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Sử dụng men vi sinh là một trong những phương pháp kiểm soát miễn dịch hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, được coi là chiến lược bổ sung, thay thế cho vắc-xin

14/05/2020
Thị trường tôm bắt đầu phục hồi tại Trung Quốc Thị trường tôm bắt đầu phục hồi tại Trung Quốc

Doanh số và giá bán mặt hàng tôm đã bắt đầu phục hồi tại các vùng NTTS chính tại Trung Quốc từ đầu tháng 4. Các thương lái tại đây phải cạnh tranh gay gắt mới

21/05/2020
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.