Một số biện pháp để tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản
Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, người nuôi cần tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản, để giúp giảm thiểu vật nuôi bị mắc bệnh.
Dưới đây là một số biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản:
Thả ghép cá
Việc thả ghép các loài cá và mật độ thích hợp sẽ tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, không gian sống rộng rãi, phòng bệnh tốt.
Mật độ thả ghép cần tuỳ thuộc vào loại hình nuôi như bán thâm canh hay thâm canh, tuy nhiên cần phải đảm bảo mật độ tối thiểu là 2 con/m2.
Nuôi xen canh các loài động vật thuỷ sản
- Ao nuôi sẽ tích luỹ nhiều chất thải và mầm bệnh do trong quá trình nuôi ao nuôi đã tích luỹ nhiều thức ăn dư thừa. Các chất thải và mầm bệnh này sẽ ảnh hưởng và gây bệnh cho các chu kỳ nuôi tiếp theo của đối tượng nuôi đó. Do vậy cần tiến hành nuôi xen canh trên một ao nuôi để khắc phục yếu điểm này.
Chăm sóc đàn tôm cá
- Người nuôi cần thực hiện biện pháp kỹ thuật chăm sóc cá tôm theo "4 định": Định chất lượng thức ăn; Định số lượng thức ăn; Định vị trí cho ăn; Định thời gian cho ăn.
Chọn giống động vật thuỷ sản
- Khâu chọn giống là rất quan trọng. Người nuôi cần chọn giống có sức đề kháng tốt, có khả năng miễn dịch đối với một số bệnh và sinh trưởng nhanh.
Cần kiểm tra tôm cá trong ao nuôi một cách định kỳ
- Người nuôi có thể sử dụng một số sản phẩm dưới đây:
Men vi sinh Probiotic: Là một chế phẩm sinh học probiotic và enzyme tổng hợp ở dạng bộ, dùng để tăng cường tiêu hóa và bảo vệ đường ruột. Liều lượng sử dụng: trộn 0,5 – 1g/kg thức ăn, cho cá ăn trong suốt vụ nuôi.
Dầu mực: Tác dụng bao bọc thức ăn và thuốc, tránh tan rữa nhanh trong môi trường nước. Tạo mùi hấp dẫn cho cá bắt mồi nhiều. Liều dùng 10g/kg thức ăn.
Vitamin C: Vào những mùa xuất hiện bệnh nhiễm khuẩn máu trộn thêm vitamin C vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày. Liều lượng sử dụng là 50 – 60 mg/kg thức ăn/ngày.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm khép kín công nghệ sinh học Mỹ bằng chế phẩm sinh học BiOWiSH, tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh).
Với tốc độ phát triển như vũ bão của ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) thời gian qua, Nigeria đã phải đau đầu tìm giải pháp xử lý nước thải.
Kỹ thuật nuôi ếch không khó nhưng đòi hỏi môi trường nuôi đảm bảo, giống tốt,... Đối với loài này chỉ với thời gian nuôi ngắn thì đã có thể thu hoạch.