Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Một số biện pháp chủ yếu phòng trừ lúa cỏ

Một số biện pháp chủ yếu phòng trừ lúa cỏ
Tác giả: Thanh Sơn
Ngày đăng: 27/12/2018

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, tình trạng ruộng lúa bị nhiễm lúa cỏ hiện nay rất phổ biến, đây là nguyên nhân làm cho ruộng lúa không bằng phẳng, có nhiều tầng và năng suất giảm đáng kể so với ruộng không bị nhiễm. Các địa phương có diện tích sản xuất lúa bị nhiễm lúa cỏ phổ biến nhất đó là huyện: Xuyên Mộc, Đất Đỏ và Tp. Bà Rịa.

Kết quả đánh giá của Viện Lúa Đồng Bằng sông Cửu Long cho biết, lúa cỏ có đặc điểm khác biệt so với lúa trồng: cây thường cao hơn, trỗ bông sớm hơn, hạt thường có râu dài và rất dễ rụng, đây là nguyên nhân chính gây thiệt hại về năng suất. Mức độ gây hại của lúa cỏ rất lớn, mức <10 hạt/1m2 lúa cỏ chưa gây hại đến năng suất lúa, mức ≥ 100 hạt/1m2 làm giảm năng suất lúa đến 20 %, ruộng bị nhiễm mức 1000 cây lúa cỏ/1m2 năng suất lúa bị giảm đến 90 %.

Thực tế sản xuất cho thấy, hiện nay công tác quản lý lúa cỏ đối với người dân đang gặp rất nhiều khó khăn, vì lúa cỏ giống với lúa trồng, các loại thuốc cỏ không có khả năng diệt lúa cỏ. Mặt khác, lúa cỏ trỗ sớm, hạt dễ rụng, sau khi rụng xuống ruộng sẽ là nguồn lây nhiễm cho vụ sau, đây là lý do lúa cỏ tích lũy trên đồng ruộng ngày càng nhiều hơn nếu không có biện pháp quản lý tốt. Sau khi triển khai một số mô hình áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao, Chi cục TT&BVTV khuyến cáo bà con cần thực hiện tốt một số biện pháp sau để hạn chế lúa cỏ:

  • Thứ nhất, sử dụng giống xác nhận, giống không nhiễm hạt lúa cỏ để gieo sạ;
  • Thứ hai, diệt lúa cỏ trước khi xuống giống; chủ động đưa nước vào ruộng, cày, trục, sau đó tháo cạn nước, để từ 7-10 ngày khi lúa cỏ và các loại cỏ dại mọc, dùng thuốc trừ cỏ không chọn lọc phun tiêu hủy. Làm đất kỹ và gieo sạ, sau 1-3 ngày dùng thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm phun diệt cỏ dại, trong trường hợp ruộng lúa còn nhiều cỏ dại có thể sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nẩy nầm để sử lý.
  • Thứ ba, đặt phên hoặc lưới che lọc nguồn nước tưới, ngăn chặn hạt lúa cỏ nhiễm vào ruộng; có thể thay đổi phương pháp sạ lan sang sạ hàng hoặc cấy để hạn chế lúa cỏ. Trong điều kiện nền ruộng bị nhiễm lúa cỏ quá nặng, nên chuyển đổi trồng cây màu (rau, dưa hấu, thuốc lá…) trong vụ Đông Xuân để cắt nguồn lây nhiễm trong vụ Hè Thu và Mùa;
  • Thứ tư, cắt bông lúa cỏ trước khi rụng hạt; cắt lần 1, khi lúa cỏ trỗ đều dùng liềm cắt và đem ra khỏi ruộng tiêu hủy, sau 10 ngày tiếp tục khử lúa cỏ lần 2, đây là biện pháp đem lại hiệu quả cao trong phòng trừ lúa cỏ.

Có thể bạn quan tâm

Giống lúa mới ĐH 815-6 Giống lúa mới ĐH 815-6

Đây là giống lúa thuần do Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi chọn tạo, giống có TGST trong vụ ĐX từ 105 - 120 ngày, vụ HT từ 100 - 108 ngày

11/12/2018
Xả lũ cải tạo đất Xả lũ cải tạo đất

Việc xả lũ ngập sâu và kéo dài thời gian sẽ được nhiều mặt lợi: đón được lượng phù sa rất lớn vào đồng ruộng nhằm tái tạo lại độ màu mỡ của đất đã bị khai thác

14/12/2018
Phòng trừ một số bệnh vi khuẩn hại lúa Phòng trừ một số bệnh vi khuẩn hại lúa

Các bệnh vi khuẩn gây hại lúa thường rất khó trừ hoặc có trừ nhưng hiệu quả rất thấp. Bệnh thường có tính chất lây lan nhanh chóng, nhất là sau nhũng đợt mưa

26/12/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.