Trang chủ / Cây ăn trái / Nhãn

Một số biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại đối với cây nhãn phòng úng ngập

Một số biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại đối với cây nhãn phòng úng ngập
Tác giả: NNVN
Ngày đăng: 25/02/2019

Hiện miền Bắc đang bước vào mùa thu hoạch nhãn, tuy nhiên từ ngày 15/7/2013 đến nay, thời tiết liên tục có mưa vừa đến mưa to, ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất lượng quả.

Để phòng úng ngập có thể xảy ra trên diện rộng và giảm thiểu thiệt hại trên cây nhãn, các nhà vườn cần tiến hành đồng bộ ngay một số biện pháp kỹ thuật sau:

1. Khẩn trương thu hoạch trên những cây nhãn quả đã chín hoàn toàn, hoặc gần chín hoàn toàn, tùy theo chất lượng quả và khả năng tiêu thụ trên thị trường để quyết định bán ăn tươi hay chuyển chế biến làm long nhãn.

2. Bên ngoài vườn nhãn cần khơi thông dòng chảy tiêu thoát nhanh nước ra ao hồ, kênh trục.

3. Bên trong vườn nhãn, đào rãnh sâu 30 - 50 cm giữa các luống cây, để hạ thấp mực nước ngầm, giảm độ ẩm bão hòa đất, tránh úng sinh lý, hạn chế rụng quả hoặc nứt quả.

4. Xới nhẹ vùng rễ cây, bón thúc phân Kali Clorua và Super lân Lâm Thao để tăng độ ngọt cho quả, giảm thiểu nứt, rụng quả và phục hồi bộ rễ cây. Cần kết hợp tưới một số thuốc BVTV đặc hiệu để ngăn ngừa nấm bệnh hại rễ cây.

* Lưu ý: Tuyệt đối không bón đạm urê; NPK tổng hợp và phân bón hữu cơ các loại, bón đạm giai đoạn này dễ gây rụng quả, nứt quả trên cây; phân hữu cơ trong quá trình phân hủy huy động nhiều ô xy từ môi trường đất, gây yếm khí vùng rễ cây, ngộ độc rễ.

5. Đối với các cây quá yếu hoặc các cây lá chớm bị héo, có hiện tượng trút lá, rụng quả… nên cưa hạ bớt một số cành chỉ để lại 1 - 2 cành khỏe trên cây, vị trí cưa là các cành cấp 1, cấp 2 cách thân chính 20 - 30 cm, sau đó tiến hành các biện pháp chăm bón phục hôi như trên.

Khi cây bật mầm mới tiếp tục cưa các cành còn lại tạo cho bộ tán cây phát triển cân đối sau này. Các thao tác đốn hạ, đi lại cần hết sức nhẹ nhàng tránh gây rung lắc gốc cây, tổn thương bộ rễ, câu lâu hồi phục.


Có thể bạn quan tâm

Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn. Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn.

Bệnh chổi rồng gây hại chủ yếu trên đọt non, nụ hoa. Triệu chứng bệnh dễ nhận dạng: Khi ra đọt non phát triển dài khoảng 2 - 3 cm, lá bị co lại

20/12/2018
Giống nhãn kháng bệnh chổi rồng Giống nhãn kháng bệnh chổi rồng

Ông Ba Xê đang tạm gọi giống nhãn “lạ” là nhãn Phú Tây, trong khi chờ viện xác định “tên tuổi” chính xác của giống.

20/12/2018
Để nhãn năm nào cũng có quả Để nhãn năm nào cũng có quả

Công việc này đòi hỏi người trồng nhãn không chỉ biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà còn phải vận dụng cả những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được

15/02/2019