Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị khi nuôi tôm nước lợ

Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị khi nuôi tôm nước lợ
Ngày đăng: 10/06/2015

* Tác nhân gây bệnh:

- Tác nhân chính gây ra các bệnh trên là vi khuẩn thuộc giống Vibrio.

- Vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào ao nuôi theo: nguồn nước, tôm giống, thức ăn, từ đáy ao nếu công tác tẩy dọn chưa tốt.

* Phòng – trị bệnh:

- Áp dụng tổng hợp các biện pháp để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn:

+ Giữ chất lượng nước ao nuôi tốt

+ Không nuôi mật độ quá cao

+ Tránh làm tôm bị tổn thương

+ Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh để giảm hàm lượng chất hữu cơ trong ao nuôi

+ Giảm độ mặn nước xuống 15 – 20%o có thể hạn chế vi khuẩn Vibrio phát triển

+ Tăng cường sức đề kháng bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung vitamin C, A, E.

- Bệnh vi khuẩn thường xảy ra khi nước ao bẩn, tôm yếu, vì vậy nên áp dụng đồng thời các biện pháp:

+ Cải thiện điều kiện môi trường và diệt vi khuẩn trong cơ thể: siphon đáy, thay nước mới để làm giảm mật độ vi khuẩn trong nước. Sử dụng các sản phẩm trong danh mục cho phép của Bộ NN và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Tăng sức đề kháng cho tôm: bổ sung vitamin C vào thức ăn.

+ Sử dụng dầu mực bao gói thức ăn: 5-10ml/kg thức ăn

+ Kích thích lột xác bằng Saponine 10-15g/m3

2. Bệnh do vi khuẩn dạng sợi:

* Dấu hiệu bệnh lý:

- Mang tôm biến đen hoặc biến màu nâu, các chân ngực và chân bơi có màu xám bám đầy lông tơ.

- Bệnh nặng thì mang chuyển sang màu vàng, màu xám hoặc màu xanh bám nhều lông tơ làm ảnh hưởng đến hô hấp. Tôm thường nổi đầu, dạt vào bờ và chết rải rác.

- Nghiêm trọng hơn làm tôm không lột xác được.

- Bệnh thường gặp ở ao nuôi tôm có hàm lượng chất hữu cơ cao, mật độ nuôi dày.

* Tác nhân gây bệnh:

- Chủ yếu là Vi khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor, ngoài ra có thể do một số vi khuẩn dạng sợi khác: Cytophagr sp, Flexibacter sp, Thiothrix sp…Chúng có thể độc lập hay phối hợp với nhau gây bệnh ở mang, thân và các phụ bộ của tôm.

- Các vi khuẩn dạng sợi này sống hoại sinh trong nước biển, cửa sông và có thể bám lên bề mặt ngoài của tôm gây bệnh, có khả năng phân giải kitin, xenlulose và nhiều hợp chất hữu cơ khác.

* Phòng – trị bệnh:

- Cải thiện môi trường: thay nước, quạt nước

+ Cải thiện điều kiện môi trường và diệt vi khuẩn trong cơ thể: siphon đáy, thay nước mới để làm giảm mật độ vi khuẩn trong nước. Sử dụng các sản phẩm trong danh mục cho phép của Bộ NN và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Tăng sức để kháng cho tôm: Bổ sung vitamin C

- Không nuôi mật độ quá cao

- Tránh làm tôm bị tổn thương

- Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh để giảm hàm lượng chất hữu cơ. Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung vitamin C, A, E, và b Glucan.

- Ao đã bị bệnh thì dùng 1-2mg/m3 Saponine hoặc bột hạt chè phun đều khắp ao kích thích tôm lột xác. Lột xác xong lại thêm nước để giảm nồng độ Saponine, hoặc dùng 2-5mg/m3 KMnO4 ( thuốc tím) phun khắp ao sau 4 giờ thì thay nuớc.

3. Bệnh đóng rong hay mảng bám:

* Dấu hiệu bệnh lý:

- Các sinh vật bám vào chân, mắt, vỏ giáp thành một lớp lông tơ có màu đen (xem kính hiển vi rất rõ).

- Tôm bị bệnh thường tách đàn nổi lên mặt nước bơi lờ đờ hay bám thành bờ, phản ứng chậm chạp, kém ăn, không lột xác được.

- Bệnh nặng, các sinh vật bám phát triển bám vào mang làm tôm khôngthở được tôm bị thiếu ôxy nên chết.

* Tác nhân gây bệnh:

Do các sinh vật bám gây ra:

- Động vật nguyên sinh như Epistylis, Vorticella, Acineta, Ephelota.

- Tảo lam như Spirulina subsalsa, Schizthrix calcicola; tảo lục như Enteromorpha sp; tảo khuê Amphora sp, Nitszchia sp.

* Phòng – trị bệnh:

Bệnh sinh vật bám ở tôm xảy ra khi nƣớc ao bẩn, có nhiều tảo bám, nhiều nguyên sinh động vật (trùng loa kèn) nên phải áp dụng các biện pháp:

- Cải thiện điều kiện môi trường:

+ Duy trì độ trong thích hợp, ổn định tảo trong ao.

+ Tăng cường thay nước sạch (10 - 20% nước/lần) để làm giảm sinh vật bám trong ao, cải thiện môi trường

+ Tăng cường quạt nước để tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi

+ Cho ăn đúng mức để tránh ô nhiễm đáy ao.

+ Vớt tảo nổi trên bề mặt.

+ Xử lý nước ao bằng chế phẩm vi sinh để hấp thu khí độc NH3 và phân hủy chất hữu cơ, hạn chế sự phát triển của tảo.

- Tăng sức đề kháng cho tôm: bổ sung Vitamin C vào thức ăn để giúp tôm giảm stress, tăng sức khỏe cho tôm.

- Kích thích tôm lột xác: thay nước hoặc dùng Saponin 10-15g/m3 tạt khắp ao giúp tôm lột xác đồng đều

- Diệt sinh vật bám: nếu tỷ lệ tôm nhiễm bệnh cao có thể sử dụng hóa chất diệt bớt sinh vật bám như formol (25ml/m3) hoặc CuSO4

4. Bệnh mềm vỏ ở tôm thẻ chân trắng:

* Dấu hiệu bệnh lý:

Tôm nuôi thương phẩm bị bệnh mềm vỏ thường có dấu hiệu bệnh lý:

- Tôm có màu xỉn, vỏ bị mềm có khi rất mềm, vỏ rời thịt.

- Những con mềm vỏ thường yếu, kém hoạt động, dễ bị con khác ăn thịt hoặc dễ bị các sinh vật gây bệnh tấn công, dễ bị mắc các bệnh bẩn mình bẩn mang, chết rải rác.

- Tôm bị mềm vỏ thường chậm lớn, giảm giá trị thương phẩm và dễ mắc các bệnh cơ hội. Bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh.

* Tác nhân gay bệnh:

Bệnh mềm vỏ ở tôm thẻ chân trắng có liên quan đến môi trường và dinh dưỡng. Do thiếu dinh dưỡng, thức ăn thiếu Canxi và phốt pho. Độ cứng thấp

- Nước ao nuôi nhiễm thuốc trừ sâu

- Hàm lượng lân trong nước thấp

* Phòng – trị bệnh:

- Quản lý môi trường có độ kiềm từ 80-160mg/l bằng cách: bón vôi CaCO3 hay Dolomite (CaMg(CO3)2) định kỳ một tuần một lần cho ao nuôi.

- Quản lý môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định tránh gây sốc cho tôm.

- Bổ sung thêm khoáng thích hợp vào khẩu phần thức ăn như: Caxi/phos, Premix…

5. Bệnh thiếu vitamin C:

* Dấu hiệu bệnh lý

Tôm bị bệnh thiếu vitamin C thường có các dấu hiệu bệnh lý:

- Xuất hiện các vùng cơ màu đen dưới lớp vỏ kitin ở mặt lưng của phần bụng, ở các chân bơi, chân bò, trên mang tôm cũng có các vệt đen.

- Tôm ăn ít hoặc bỏ ăn, sức đề kháng giảm, khả năng chịu sốc kém, dễ bị các tác nhân gây bệnh cơ hội tấn công tôm sinh trưởng chậm, chết rải rác 1-5% hàng ngày (tỷ lệ hao hụt tổng cộng rất cao 80-90%)

- Bệnh thường gặp trong các ao nuôi thâm canh, đặc biệt trong những ao tảo kém phát triển

* Tác nhân gây bệnh:

Do khẩu phần ăn của tôm bị thiếu vtamin C

* Phòng – trị bệnh:

Sử dụng thuốc và biện pháp trị bệnh như sau:

- Bổ sung một lượng vitamin C thích hợp vào khẩu phần thức ăn tôm, cho đến khi khỏi bệnh.

- Cho tôm ăn thường xuyên vitamin C với các ao nuôi bằng thức ăn công nghiệp, môi trường ao nuôi thiếu tảo.

6. Bệnh cong thân:

* Dấu hiệu bệnh lý:

Tôm bị bệnh có hiện tượng cơ co rút, đuôi tôm cong về phía bụng, không duỗi ra được.

*Tác nhân gây bệnh:

- Bệnh thường xảy ra khi ta kéo tôm lên khỏi mặt nước đột ngột vào hững ngày nắng nóng hay lạnh rét, nhiệt độ không khí quá chênh lệch với nhiệt độ nước.

- Ngoài ra còn có thể do yếu tố dinh dưỡng như: thiếu hụt các chất vi lượng trong khẩu phần ăn của tôm.

* Phòng – trị bệnh:

- Tránh hiện tượng gây sốc do nhiệt độ, đảm bảo độ sâu cho ao, tránh bắt tôm vào ngày có nhiệt độ cao hay nhiệt độ thấp.

- Bổ sung khoáng chất trong khẩu phần ăn tôm nếu do yếu tố dinh dưỡng (thiếu hụt các chất vi lượng).

7. Bệnh đen mang:

* Dấu hiệu bệnh lý:

- Tôm bị bệnh thường có hiện tượng mang chuyển từ màu trắng ngà sang màu nâu hoặc đen kèm theo những thương tổn ở mang .

- Hô hấp khó khăn, nổi đầu, dạt bờ, ăn kém hoặc bỏ ăn, gây chết rải rác hoặc gây chết hàng loạt khi hàm lượng ôxy giảm dưới ngưỡng thích ứng.

* Tác nhân gây bệnh:

- Do tôm sống trong môi trường có nền đáy ô nhiễm, nhiều chất hữu cơ hoặc tảo tàn, các chất này bám vào mang gây hiện tượng đen mang.

- Trong ao có hàm lượng NH3, NO2 cao cũng làm tôm đen mang.

- Ngoài ra, tôm bị đen mang còn do những thương tổn trên mang làm xuất hiện sắc tố melanin màu đen, là sản phẩm của phản ứng miễn dịch tự nhiên của tôm, cua.

- Bệnh thường gặp trong các ao nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm từ tháng nuôi thứ 2.

* Phòng – trị bệnh:

Điều kiện phát sinh bệnh đen mang là do môi trường bị ô nhiễm, đáy ao nhiều chất hữu cơ, hàm lượng khí độ cao. Do đó, trị bệnh đen mang bằng các biện pháp:

- Dùng chế phẩm vi sinh để làm sạch đáy ao, hấp thụ khí độc.

- Cho tôm ăn vitamin C

- Thay nước ở tầng đáy nếu điều kiện cho phép.

8. Hội chứng Taura - TSV (Taura syndrrome inPenaeus vannamei)

* Dấu hiệu bệnh:

- Bệnh Taura còn gọi là bệnh đỏ đuôi.

- Khi tôm bị bệnh cơ thể và các bộ phận khác có màu đỏ hoặc đen hồng, biếng ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc rúc vào đìa nuôi.

- Gan tuỵ có màu vàng hơn bình thường, mang bị sưng, thường là tôm chết lúc lột xác.

- Bệnh rất nguy hiểm với tôm thẻ, thời gian ủ bệnh ngắn và có thể gây chết đến 95 % tôm. Tôm chết hay chìm xuống đáy và 2-3 ngày sau nổi lên mặt ao và thấy nhiều tôm chết quanh bờ.

- Bệnh này do một số tổ hợp mầm bệnh gồm vi khuẩn Vibrio harveae và 3 loại virus gây ra.

- Bệnh Taura xuất hiện từ khi tôm nuôi được 2 tuần tuổi cho đến khi trưởng thành, đến giai đoạn lột xác và có khả năng cấp tính làm tôm èo ọt, mềm vỏ, phá huỷ hệ tiêu hoá và khuyếch tán, lan truyền rất nhanh.

- Trong thực tế cho thấy, ít khi chỉ xuất hiện một bệnh trong ao nuôi, khi tôm bị bệnh thường thấy nhiều loại cùng một lúc như đốm trắng kết hợp với bệnh đầu vàng; bệnh Taura kết hợp với đốm trắng...Khi quan sát thấy triệu chứng của 2 bệnh cùng xuất hiện, thì hiện tượng tôm chết nhiều sẽ xảy ra nhanh hơn.

9. Bệnh vi rút đốm trắng (White spot Baculovirus- WSBV):

* Dấu hiệu bệnh lý:

- Tôm có thể bị chuyển sang màu hồng đỏ, khả năng tiêu thụ thức ăn giảm rõ ràng.

- Cơ thể tôm xuất hiện các đốm trắng tròn dưới vỏ kitin, tập trung chủ yếu ở giáp đầu ngực và đốt bụng cuối cùng.

- Bơi lờ đờ trên mặt nước và tấp vào bờ. Hiện tượng tôm chết xảy ra ngay sau các biểu hiện đó, tỷ lệ chết cao, có thể từ 90-100% trong vòng 3-7 ngày.

10. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu: (Infectious Hypodermal and Hematopoietic Necrosis - IHHN)

- Gây bệnh IHHN là một virus có tên Parvovirus.

*Dấu hiệu bệnh lý:

Tôm chân trắng bị bệnh này thường ở dạng mãn tính và thể hiện một số đặc điểm: Còi cọc, Tôm kém ăn, phân đàn cao, Râu sự nhăn nhúm; Vỏ kitin xù xì thô ráp và méo mó; Chùy đầu có hiện tượng uốn cong hay dị dạng.

11. Bệnh do virus gây hoại tử cơ (infectious myonecrosis virus - IMNV):

* Dấu hiệu bệnh:

- Tôm có biểu hiện là đục phần cơ đuôi lan ra toàn thân.

- Hoạt động lờ đờ rồi chết, tỉ lệ tôm chết có thể lên đến 40-60% trong ao nhiễm

- Triệu chứng giống như bệnh do IMNV cũng có thể thấy khi tôm gặp những yếu tố môi trường không thuận lợi như thiếu dưỡng khí, mật độ nuôi cao hoặc thay đổi đột ngột của nhiệt độ và độ mặn.

12. Biện pháp xử lý bệnh do virut:

Bệnh do virus chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu, nên phòng bệnh là chính. Các phương pháp phòng bệnh chủ yếu như sau:

- Chọn tôm giống không nhiễm virus để thả nuôi: mua tôm giống đã qua kiểm dịch không nhiễm vi rút để nuôi thịt.

- Tẩy dọn ao kỹ trước khi nuôi để diệt virus tự do và các sinh vật mang mầm bệnh cua, còng…Xử lý nước bằng các chất diệt khuẩn trước khi đưa vào nuôi như: formol, chlorin 20-30ppm.

- Phòng tránh sự xâm nhập của vi rút vào ao bằng cách: làm tốt công tác tẩy dọn vệ sinh trước và sau một vụ nuôi để diệt virus tự do, các sinh vật mang vi rút (cua, còng, tôm hoang dã và các loài chim ăn cá), xử lý nước bằng các chất sát trùng trước khi cấp vào ao nuôi.

- Áp dụng hình thức nuôi tôm ít thay nước và không lấy nước trực tiếp từ biển để tránh sự xâm nhập của virus vào hệ thống nuôi. Quản lý chất lượng nước, môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định, hạn chế tôm bị sốc.

- Quản lý tốt môi trường nuôi, hạn chế đến mức tối thiểu những xáo động của các yếu tố môi trường, tránh ô nhiễm nguồn nước.

- Cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm các loại vitamin làm tăng sức đề kháng cho tôm

Khi bệnh xảy ra cần thực hiện các biện pháp ngăn chặn lây lan dịch bệnh:

- Tiến hành thu nhanh nếu tôm đạt cỡ có thể tiêu thụ được.

- Khi ao nuôi có dấu hiệu dịch bệnh (tôm vào bờ hàng loạt, chết đáy), tiến hành niêm cống, đồng thời thông báo với các cơ quan chức năng xử lý đúng theo quy trình.

- Cần dùng thuốc sát trùng với nồng độ cao: chlorine >70ppm diệt vi rút và sinh vật mang vi rút trước khi thải ra môi trường để hạn chế sự lây lan trên diện rộng.

Tags: phong tri benh tom, nuoi tom nuoc lo, nuoi tom, nuoi thuy san


Có thể bạn quan tâm