Trang chủ / Cây ăn trái / Chôm chôm

Một Số Bệnh Phổ Biến Trên Cây Chôm Chôm Và Cách Phòng Chống

Một Số Bệnh Phổ Biến Trên Cây Chôm Chôm Và Cách Phòng Chống
Ngày đăng: 22/03/2012

Bệnh bồ hóng

Triệu chứng

- Bệnh phát sinh trên lá và trái, bệnh thể hiện những đốm với sợi nấm màu đen như lớp bồ hóng bám ở mặt lá, nấm không gây hại phần phiến lá hay thịt trái, nấm phát triển làm giảm khả năng quang hợp, làm trái xấu đi, giảm giá trị thương phẩm, vết bệnh có thể bị tróc khi nắng làm khô nấm.- Nấm phát triển trên chất tiết của rệp sáp và sống nhờ chất dịch này.
 Tác nhân

Do nấm Capnodium sp. gây ra.

Biện pháp phòng trừ

Nên phòng trừ tốt rệp sáp, tạo vườn cây thông thoáng bằng cắt tỉa sau thu hoạch. Phun thuốc trừ nấm gốc đồng, hạn chế phun phân qua lá cho cây.

Bệnh đốm rong

Tác nhân

Do tảo Cephaleuros virescens gây ra.

Triệu chứng

Tảo tấn công mặt trên của lá già, tạo thành những đốm hình tròn, đường kính trung bình 3-5 mm, làm thành một lớp như nhung mịn có màu xanh – vàng nhạt, lâu ngày làm cho mặt dưới đốm bệnh có màu nâu nhạt, và mặt trên có màu nâu đen.
Bệnh làm giảm khả năng quang hợp của cây.

Biện pháp phòng trừ•Tỉa cành, tạo tán, tạo vườn cây thông thoáng.

•Phun thuốc gốc đồng để trị bệnh.

Bệnh thối trái

Triệu chứng

Bệnh thường xuất hiện trên những trái đã già, sắp chín xuất hiện những đốm nâu đen, sau đó lớn dần và ăn sâu vào trong thịt trái làm thối nhũn có mùi chua. Quả thối có thể vẫn treo trên cây, nếu bị nặng, vết bệnh gần cuống trái dễ bị rụng.

Tác nhân gây bệnh: Do nấm Phytophthora sp. gây ra.

Điều kiện phát triển bệnh

Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa với điều kiện nóng ẩm, vườn cây rậm rạp, cành dễ tiếp giáp mặt đất, những chùm trái trong tán cây.

Biện pháp phòng trừ

Cắt tỉa, loại bỏ trái nhiễm bệnh trên vườn, tỉa cành tạo sự thông thoáng cho vườn cây.
Khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch nên phun phòng bệnh bằng thuốc Alliete hay thuốc gốc Metalaxyl.

Bệnh cháy lá (do nhiều loại nấm)

Triệu chứng

Bệnh xảy ra trên các lá đã trưởng thành, phần đầu chóp lá thường bị cháy khô có màu nâu đến nâu xám, vết bệnh lan nhanh từ chóp lá trở vào. Giữa vùng bệnh và vùng khoẻ trên lá thường có 1 đường viền màu nâu đỏ nổi rõ lên. Ở mặt dưới của vết bệnh có thể thấy những ổ nấm màu đen. Bệnh thường xảy ra trong mùa nắng, bệnh nặng ở những cây có mức sinh trưởng kém, không sử dụng phân chuồng hoai mục.

Biện pháp phòng trừ

Bệnh do nhiều loại nấm tấn công, để phòng ngừa bệnh cho cây cần bón phân cân đối, chú trọng phân kali, hoặc cung cấp thêm phân hữu cơ hoai mục cho cây. Đặc biệt cần giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô. Có thể phun các loại thuốc gốc đồng để ngừa bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm Thái - Phần 3 Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm Thái - Phần 3

Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm Thái - Phần 3

12/09/2016
Bí quyết trồng Chôm Chôm bội thu Bí quyết trồng Chôm Chôm bội thu

Đầu năm 2009, thời tiết mưa nhiều, đa số các vườn trồng chôm chôm ở Đồng Nai cho trái muộn và thất mùa. Thế nhưng, vườn chôm chôm của ông Nguyễn Văn Nam ở ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc), vẫn sai trái và thu lời hơn 70 triệu đồng/hécta.

12/09/2016
Trồng Chôm Chôm Thái - Làm giàu không khó Trồng Chôm Chôm Thái - Làm giàu không khó

Nhà vườn Chợ Lách đang trồng nhiều giống chôm chôm. Chôm chôm có tuổi thọ, năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

12/09/2016
Hãy cảnh giác trong việc sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng Hãy cảnh giác trong việc sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng

Bất kỳ một sự sai sót nào trong kỹ thuật sử dụng cũng có thể đưa đến sự thất thu năng suất, thậm chí chết cây

20/04/2017
Phòng trừ sâu ăn bông và sâu đục trái chôm chôm Phòng trừ sâu ăn bông và sâu đục trái chôm chôm

Chôm chôm là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhất là hiện nay nông dân đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất chôm chôm

27/04/2017