Một cách tiếp cận với men vi sinh mới dành cho nuôi trồng thủy sản nước mặn
Marine Akwa hiện đang trong quá trình phát triển một loạt các men vi sinh (có nguồn gốc từ các sinh vật biển) dành cho ngành nuôi trồng thủy sản cá vây nhằm cải thiện tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống sót và lợi ích sức khỏe.
Marine Akwa bao bọc các men vi sinh của họ bên trong các loại tảo ngon miệng, làm như vậy giúp đảm bảo rằng các men vi sinh này đến được đường tiêu hóa của các loài trong đó có tôm.
Emilie Giudicelli - Giám đốc kinh doanh của công ty khởi nghiệp của Pháp nói với tờ The Fish Site rằng công ty có bề dày thành tích trong việc phát triển men vi sinh dành cho tôm này lên kế hoạch phát triển chúng thành một phần của dự án Sea2Sea như thế nào.
Tại sao bạn quyết định sử dụng vi khuẩn dưới biển trong các loại men vi sinh của mình?
Triết lý của chúng tôi là sử dụng vi khuẩn dưới biển để bổ sung cho động vật dưới biển là cách tốt nhất để đưa ra các giải pháp hiệu quả cho thị trường, vì chúng thích nghi hoàn hảo với môi trường sản xuất được sử dụng cho cá vây biển. Môi trường biển có thể cung cấp cho chúng ta mọi thứ mà chúng ta cần để hướng tới nuôi trồng thủy sản bền vững hơn.
Tại Marine Akwa, chúng tôi tập trung vào việc chiết xuất vi khuẩn có lợi từ môi trường biển, chủ yếu từ các sinh vật mục tiêu mà những sinh vật đó được biết đến là không có holobiont (là một tập hợp của vật chủ và nhiều loài khác sống trong hoặc xung quanh nó, cùng nhau tạo thành một đơn vị sinh thái riêng biệt) của vi khuẩn thuộc chi Vibrio. Chi này được xác nhận là loài gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản và có thể có rất nhiều trong hệ vi sinh vật của động vật.
Điều quan trọng cần lưu ý là Marine Akwa đã lựa chọn cẩn thận một nhóm tổ hợp vi khuẩn để hợp nhất vào sản phẩm cuối cùng của mình có tên gọi là Akwabiotic. Điều này dựa trên một nguyên tắc rằng một vi khuẩn không thể nào làm mọi thứ.
Những loại men vi sinh này được chuyển đến cá/ tôm như thế nào?
Đối với tôm thì các men vi sinh có nguồn gốc từ biển được gói gọn trong một số loại tảo được biết đến là rất ngon miệng đối với chúng. Do đó, chúng tôi đảm bảo các men vi sinh sẽ trực tiếp đi đến đúng vị trí để đạt được những tác dụng có lợi (độc lập với thức ăn). Cho động vật ăn cả men vi sinh và tảo cũng tạo ra sự hiệp lực tích cực bao gồm kích thích hệ miễn dịch, cải thiện sự tăng trưởng và có tác dụng chống vi khuẩn.
Đối với cá thì chúng tôi đang bắt đầu quá trình và một trong những mục tiêu của dự án Sea2Sea là tìm ra biện pháp tốt nhất để bổ sung men vi sinh cho động vật.
Hình ảnh cho thấy một con tôm (trên) được bổ sung Akwabiotic có kích thước lớn hơn và có đường tiêu hóa đầy đủ hơn so với con tôm trong nhóm đối chứng (dưới)
Cho đến nay, ngành tôm đã tiếp nhận men vi sinh của bạn như thế nào?
Các men vi sinh dành cho tôm của chúng tôi (Akwabiotic được ra mắt vào cuối năm 2017) chủ yếu ở Trung Mỹ và Mỹ Latinh. Chúng đã được các trang trại và trại giống địa phương đón nhận. Chúng tôi cũng đã thực hiện một số thử nghiệm cùng với sự hợp tác của các trạm thí nghiệm và các phòng thí nghiệm được quốc tế công nhận cả ở Châu Mỹ và Châu Á. Những thử nghiệm đó đã cho thấy sự gia tăng đáng kể về tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống sót, giảm đáng kể tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), giảm tải lượng vi khuẩn gây bệnh và cải thiện hồ sơ hệ vi sinh vật.
Vai trò của bạn trong dự án Sea2Sea là gì và mục tiêu mà dự án muốn đạt được là gì?
Marine Akwa đang dẫn dắt dự án Sea2Sea. Chúng tôi có bốn đối tác bao gồm hai đối tác học thuật (Université de Bretagne Occidentale và ANSES) và hai đối tác công nghiệp (Ferme Marine du Douhet và Les Poissons du Soleil). Mục tiêu của dự án là phát triển và đề xuất cho ngành nuôi trồng thủy sản một tổ hợp men vi sinh biển nhằm cải thiện sức khỏe và sự tăng trưởng trong các trang trại cá, nhắm đến các loài cá ở châu Âu.
Đối với dự án này, các chủng vi khuẩn khác nhau từ bộ sưu tập của Marine Akwa sẽ được sử dụng để tìm ra những chủng công hiệu và phù hợp nhất dành cho cá. Các thử nghiệm sẽ được thực hiện trên các loài cá khác nhau (bao gồm cá hồi cầu vồng, cá tráp biển, cá vược và cá đù).
Marine Akwa đặt mục tiêu đệ trình hồ sơ lên Liên minh Châu Âu để được chấp thuận một hoặc một số men vi sinh mà họ sử dụng kết quả từ dự án Sea2Sea và các thử nghiệm trước đó. Điều này sẽ cho phép chúng tôi bán được các sản phẩm dựa trên các men vi sinh này ở EU.
Các men vi sinh của Marine Akwa đã được những người chăn nuôi tôm ở Ecuador đón nhận nồng nhiệt
Còn ngân sách và kế hoạch thực hiện của dự án thì sao?
Ngân sách toàn cầu của dự án là 1,7 triệu euro. Tất cả các đối tác sẽ nhận được sự hỗ trợ tài chính của vùng Brittany và/ hoặc BPI thuộc Pháp, sau khi nộp hồ sơ chi tiết vào tháng 9 năm 2019 trong khuôn khổ cần thiết của quốc gia dành cho các dự án.
Dự án sẽ bắt đầu vào đầu tháng này và hoạt động trong ba năm. Dự án sẽ bao gồm công việc Nghiên cứu & Phát triển và thử nghiệm trong các điều kiện được kiểm soát và trong các trại và trại giống khác nhau trên khắp nước Pháp.
Tại sao bạn lại quyết định tập trung các sản phẩm tôm của mình vào thị trường Nam Mỹ và Trung Mỹ hơn là tập trung vào châu Á?
Đầu tiên, chúng tôi tập trung vào thị trường Trung Mỹ và Mỹ Latinh vì chúng tôi đã có sẵn mạng lưới ở những khu vực đó. Mục tiêu của chúng tôi cho năm 2021 là tung ra các sản phẩm thuộc về dinh dưỡng và môi trường tại thị trường Châu Á và chúng tôi đang tích cực thực hiện công việc này trong thời điểm này.
Men vi sinh dành cho cá có vây sẽ khác với men vi sinh dành cho tôm như thế nào về mặt thành phần cũng như hình thức phân phối?
Chúng tôi muốn cung cấp các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của các trang trại sản xuất và cũng phù hợp với từng chế độ ăn của từng loài, từng điều kiện môi trường hoặc các mầm bệnh cụ thể. Do đó, nhóm nghiên cứu và phát triển của chúng tôi sẽ lựa chọn những loài hoạt động tích cực nhất từ bộ sưu tập hơn 100 chủng vi khuẩn của chúng tôi dành cho các loài cá ở châu Âu. Vì những lý do đó, chúng tôi dự đoán thành phần men vi sinh sẽ không giống với thành phần mà chúng tôi hiện đang sử dụng cho tôm.
Có thể bạn quan tâm
Để đạt được điều này trong nuôi trồng thủy sản thì điều cơ bản là chúng tôi phải số hóa cả công việc nghiên cứu và ngành công nghiệp.
Dự án Giống cá rô phi Ghana (TiSeed) đã tập huấn thành công cho 227 nông dân chăn nuôi cá và các cán bộ của Ủy ban Thủy sản (FC) về các phương pháp nuôi trồng
Các nhà nghiên cứu đã chế tạo một loại thức ăn chăn nuôi “không chứa cá” lợi nhuận cao dành cho loài cá vây biển ăn thịt mà trong đó bột cá và dầu cá