Mô hình rừng - tôm ở khu bảo tồn sinh thái rừng ngập mặn ven biển
Có thể nói, mô hình trồng rừng, nuôi tôm đã thật sự đóng một vai trò quan trọng trong việc khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển mà theo một số hộ nông dân có kinh nghiệm nhiều năm thực hiện mô hình này cho biết: trồng rừng nuôi tôm sẽ tạo được bóng mát, phát triển và khôi phục lại việc cân bằng hệ sinh vật trong nguồn nước dưới tán rừng.
Nhờ nguồn nước sạch, con tôm sẽ phát triển tốt, có thức ăn tự nhiên bổ sung, tạo bóng râm để tôm cư trú... Chính vì thế, người nuôi tôm kết hợp với trồng rừng ít gặp rủi ro, nhờ môi trường tốt, giảm được chi phí đầu tư thức ăn cho tôm, mà còn có thêm nguồn thu từ tôm, cá tự nhiên.
Ðể cho việc giao khoán đất rừng thực sự đạt hiệu quả, trong những năm qua địa phương thường xuyên tổ chức tập huấn về công tác trồng rừng, bảo vệ, chăm sóc cây rừng cho các tổ tự quản bảo vệ rừng là các hộ được giao khoán đất rừng cũng như các chuyển giao khoa học kỹ thuật về thực hiện mô hình lâm ngư kết hợp.
Hộ anh Hồ Văn Tiệp ở ấp Ðình Củ được giao 4,5 ha rừng, anh thực hiện mô hình nuôi tôm trồng rừng này hàng chục năm nay, với hệ thống cống bọng khá hoàn chỉnh. Vụ nuôi tôm năm nay gia đình anh thả nuôi hơn 50.000 con tôm sú giống, sau hơn 4 tháng, thu nhập hơn 60 triệu đồng từ con tôm sú nuôi dưới tán rừng và 10 triệu đồng từ tôm, cá tự nhiên.
Anh Huỳnh Văn Lượm, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Long khánh, huyện Duyên Hải cho biết: "Diện tích rừng ở xã Long Khánh đã khôi phục trở lại trong những năm gần đây, nhờ thực hiện chính sách giao khoán, từ đó đời sống của người dân được đảm bảo hơn và rừng được bảo vệ chăm sóc tốt hơn. Khi rừng được khôi phục thì môi trường sinh thái được ổn định và nghề nuôi tôm được bền vững hơn.
Có thể bạn quan tâm
Cá bống mú là loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, đầu ra ổn định, phù hợp với điều kiện vùng đất Phú Tân (Cà Mau). Hiện nay, nhiều hộ dân ở ấp Xẻo Sâu, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân đang thực hiện có hiệu quả mô hình này.
Chiều 28-7, ông Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp xem xét miễn, giảm lãi vay cho người nuôi tôm bị thiệt hại trên địa bàn thị xã Ninh Hòa.
Phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn với 86 ha. Những năm trước đây người dân nuôi trồng thủy sản phường Quỳnh Dị chủ yếu là sử dụng nguồn nước lấy tự nhiên ở lạch Cờn vào hệ thống mương rồi bơm vào ao để nuôi tôm. Tuy nhiên do nước bị ô nhiễm, tôm hay bị dịch bệnh, nhiều hộ gia đình đã có sáng kiến khoan giếng lấy nước nuôi tôm.