Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 09/10/2013

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2008 đến nay, nhiều hộ gia đình ở các địa phương trong tỉnh đã đầu tư phát triển mô hình nuôi trâu Murrah Ấn Độ lấy thịt đạt hiệu quả cao.

Murrah là giống trâu Ấn Độ có trọng lượng thịt cao hơn so với giống trâu bản địa từ 50 đến 70 kg/con. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 4 huyện, thị xã là: Bỉm Sơn, Như Thanh, Như Xuân và Thạch Thành với hơn 200 hộ dân tham gia chương trình này. Các hộ tham gia chương trình được hỗ trợ 100% tiền công chăm sóc, công thụ tinh nhân tạo, các vật tư truyền giống và được bảo đảm “đầu ra” cho sản phẩm theo chương trình nâng cao tầm vóc đàn trâu theo định hướng chỉ đạo của UBND tỉnh.

Theo hạch toán của các hộ chăn nuôi, trâu Murrah Ấn Độ chủ yếu ăn các loại thức ăn thô từ phụ phẩm của ngành trồng trọt như: rơm, cỏ, thân lá đậu tương, khoai lang và ngô. Sau 1 năm chăn nuôi, khi xuất chuồng, mỗi con trâu thịt giống Murrah sẽ cho thu lãi từ 20 đến 25 triệu đồng.

Để thúc đẩy phát triển các mô hình chăn nuôi trâu thịt Murrah, thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHKT chăn nuôi tỉnh sẽ tiếp tục triển khai đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật về nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất của trâu” tại Thanh Hóa, nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Như Thanh Sử Dụng Hiệu Quả Các Nguồn Vốn Hỗ Trợ Nông Dân Huyện Như Thanh Sử Dụng Hiệu Quả Các Nguồn Vốn Hỗ Trợ Nông Dân

Trước đây, cuộc sống của gia đình chị Dư Thị Liên, hội viên nông dân thôn Đồng Vinh, xã Mậu Lâm rất khó khăn, mọi chi tiêu trong gia đình chỉ trông vào thu nhập từ mấy sào ruộng. Đầu năm 2012, với sự giúp đỡ của hội nông dân huyện, xã, gia đình chị được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện, qũy hỗ trợ nông dân để phát triển kinh tế.

23/06/2014
Hỗ Trợ Chăn Nuôi Nông Hộ Hỗ Trợ Chăn Nuôi Nông Hộ

Các hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống, hay gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi. Theo đó, hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho một lợn nái/năm.

08/09/2014
Lỗ Dài Dài Nếu Cứ Xuất Vải, Mít, Thanh Long...thô Lỗ Dài Dài Nếu Cứ Xuất Vải, Mít, Thanh Long...thô

Theo nhiều chuyên gia, việc thiếu đầu tư công nghệ chế biến, chỉ chăm chăm vào xuất tươi là nguyên nhân chính khiến tình trạng trái cây rớt giá trở nên trầm trọng.

23/06/2014
Cựu Vận Động Viên Quyền Anh Làm Giàu Từ Trồng Gấc Cựu Vận Động Viên Quyền Anh Làm Giàu Từ Trồng Gấc

Vị giám đốc chưa đến 30 tuổi nhưng đã có 10 năm lập nghiệp từ nghề trồng gấc. Đến nay, công việc kinh doanh của anh phát triển sang nhiều lĩnh vực khác, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng.

08/09/2014
Quản Lý Bệnh Hại, Phát Triển Thanh Long Bền Vững Quản Lý Bệnh Hại, Phát Triển Thanh Long Bền Vững

Chỉ tính trong nửa đầu năm 2014, diện tích thanh long trồng mới ở các địa phương khoảng 3.376 ha, đưa diện tích thanh long toàn tỉnh lên 23.927 ha. Với tốc độ phát triển nhanh như vậy, đồng nghĩa với tình hình sâu bệnh hại xảy ra trên thanh long ngày càng phức tạp, nhất là bệnh đốm trắng, thán thư, gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

08/09/2014