Trang chủ / Hải sản / Sò huyết

Mô Hình Nuôi Sò Huyết Bãi Bùn Ven Sông

Mô Hình Nuôi Sò Huyết Bãi Bùn Ven Sông
Ngày đăng: 27/02/2014

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau thực hiện mô hình trình diễn nuôi sò huyết thương phẩm bãi bùn ven sông.

Mô hình bắt đầu triển khai thực hiện vào tháng 11/2009 và thu hoạch vào tháng 6/2010. Chủ hộ tiếp nhận mô hình do ông Nguyễn Việt Lào ấp Cái Cám, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau làm chủ. Cán bộ phụ trách kỹ thuật chỉ đạo mô hình là kỹ sư Bùi Nhật Phương - phó trưởng phòng Quản lý nguồn lợi và môi trường thủy sản của Chi cục.

Mô hình chọn địa điểm nuôi tại bãi bùn ven sông, mặt đáy bằng phẳng, dòng chảy nhẹ, ít sống gió, chất đất cát pha bùn với tỷ lệ bùn chiếm khoảng 70 - 80%, nơi có thủy triều lên xuống, thời gian phơi bãi 5 - 6 giờ/ngày.

Bãi nuôi được rào bằng lưới mành có kích thước mắt lưới 2 a = 0.5 cm, lưới được cắm sâu dưới mặt đất khoảng 0,4 m, chiều cao từ mặt đáy lên 1 m. Xung quanh cắm trụ, cọc chắn lưới thẳng nghiêng vào bên trong một góc 600, khoảng cách giữa các cọc là 3 m.

Chọn con giống đồng cỡ, khối lượng trung bình 250 – 300 con/kg. Trong quá trình vận chuyển con giống tránh để sò tiếp xúc với nước ngọt đặt biệt là nước mưa, thời gian vận chuyển con giống không quá 6 giờ, sò giống được đựng trong cập đệm hoặc bao bố, để nơi thoáng mát vận chuyển bằng xe hoặc tàu thuyền, thường xuyên tưới nước biển lên các bao đựng sò giống để sò dễ hô hấp.

Thả giống lúc trời mát và thủy triều lên để sò dễ vùi không bị phơi trên bãi, tốt nhất dùng xuồng bơi rãi sò đều trên mặt diện tích nuôi, nên rãi sò phía trong nhiều hơn phía ngoài vì sò có xu hướng di chuyển theo hướng thủy triều rút.

Sò là đối tượng dễ nuôi, ít bệnh, ăn thức ăn tự nhiên không cần cho ăn như các đối tượng nuôi khác. Thường xuyên kiểm tra lưới rào tránh tình trạng lưới bị rách và tóc rào sò sẽ thất thoát ra ngoài, kiểm tra thấy sò bị tình trạng tập trung nhiều về một gốc hoặc phía nào đó ta nên trang sò đều ra khắp diện tích nuôi tránh tình trạng sò tập trung quá dầy chậm lớn và dễ lây bệnh.

Sau thời gian 8 – 9 tháng nuôi kiểm tra thấy sò đạt từ 50 – 60 con/kg thì tiến hành thu hoạch, cào tay hoặc cào máy, phân lô cào đi cào lại nhiều lần để đảm bảo thu hoạch được toàn bộ số sò, áp dụng phương pháp thu cuốn chiếu, thu nhiều ngày để tránh tình trạng sò di chuyển sang những nơi đã thu hoạch rồi, thu hoạch vào mùa thành thục sinh dục, lúc thủy triều lên vì lúc này sò lên trên mặt kiếm ăn thuận tiện cho việc thu hoạch và lúc này sò thảy chất cặn bã trong cơ thể chỉ giữ lại chất dinh dưỡng chất lượng sò cao hơn. Nên thu ngày nào tiêu thụ ngày đó để chất lượng sò tươi sống và đạt trọng lượng tối đa.

Hoạch toán kinh tế:

Lưới rào: 20 cây x 240.000 đồng/cây = 4.800.000 đồng.

Trụ cây tràm: 529 cây x 7.000 đồng/cây = 3.700.000 đồng.

Chòi canh: 2.000.000 đồng.

Công quản lý: 1.200.000 đồng/người/tháng x 7 tháng = 8.400.000 đồng.

Con giống: 3.000 kg x 27.000 đồng/kg = 81.000.000 đồng.

Công vận chuyển: 1.250.000 đồng.

Tổng chi: 101.150.000 đồng.

Thu hoạch: 6.000 kg.

Tổng thu: 6.000 kg x 30.000 đồng/kg = 180.000.000 đồng.

Lợi nhuận: Tổng thu – Tổng chi: 78.850.000 đồng.

Đây là mô hình trình diễn thí điểm đem lại hiệu quả rất khả quan, dễ nuôi, lợi nhuận cao, cần nhân rộng mô hình ra đại trà cho bà con thực hiện.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Sò Huyết Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Sò Huyết

Ở nước ta, sò huyết phân bố dọc ven biển nhưng tập trung ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang. Sò huyết phân bố tự nhiên ở các bãi triều nông đến độ sâu 4m với thời gian phơi bãi từ 6-10 giờ/ngày đêm, có nền đáy là bùn mịn hoặc bùn cát giàu chất hữu cơ, độ mặn từ 20-30‰

10/02/2011
Những Lưu Ý Khi Nuôi Sò Huyết Những Lưu Ý Khi Nuôi Sò Huyết

Sò huyết là loại động vật biển có giá trị dinh dưỡng cao, đang có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nuôi sò huyết đầu tư ít vốn, không phải cho ăn, chỉ cần bỏ công quản lý lại thu nhập cao gấp 5-10 lần vốn đầu tư, do đó được nhiều nơi phát triển

10/02/2011
Kỹ Thuật Nuôi Sò Huyết Kỹ Thuật Nuôi Sò Huyết

Sò huyết là đối tượng rất dễ nuôi, không cần cho ăn, khâu chăm sóc cũng đơn giản. Đặc biệt nuôi sò trong ao lắng nước còn có tác dụng duy trì chất lượng nước rất tốt và sò huyết lại lớn rất nhanh.

23/12/2012
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết

Sò không vùi sâu nên yêu cầu về chất đáy chỉ cần khoảng 15cm bùn mềm, nhưng tốt nhất là nền đáy là bùn pha một ít cát mịn. Sò có thể sống ở vùng triều và vùng dưới triều đến độ sâu vài mét. Nơi thích họp nhất cho sò là tuyến triều thấp.

23/12/2012
Kỹ Thuật Nuôi Sò Huyết (Phần 1) Kỹ Thuật Nuôi Sò Huyết (Phần 1)

Sò huyết là đối tượng rất dễ nuôi, không cần cho ăn, khâu chăm sóc cũng đơn giản. Đặc biệt nuôi sò trong ao lắng nước còn có tác dụng duy trì chất lượng nước rất tốt và sò huyết lại lớn rất nhanh.

24/08/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.