Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mô hình còn góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Được Trung tâm khuyến nông tỉnh hỗ trợ về con giống, khoa học kĩ thuật; tận dụng phần đất quanh nhà có sẵn, gia đình ông Khải và chị Thủy thiết kế xây 20 bồn nổi trên mặt đất bằng gạch, kích thước 2m x 2,5m.
Mỗi bồn xi măng diện tích khoảng 5m2, thả nuôi khoảng 800 lươn giống, dưới đáy lót những tấm vỉ tre chồng lên nhau để lươn trú ẩn. Tất cả các bồn được thiết kế hệ thống thoát nước để xử lý hằng ngày. Ông Khải cho biết: Lươn giống được chọn mua từ thành phố Hồ Chí Minh loại 40 con/kg mang về xử lý qua nước muối loãng để diệt mầm bệnh, sau đó thả nuôi. Thế mạnh của mô hình này là có thể quan sát được sự phát triển của lươn hàng ngày, kịp thời phát hiện và xử lý nếu lươn bị bệnh. Mỗi ngày, chỉ cần cho lươn ăn 1 lần, sau 2 giờ thì thay nước.
Thức ăn của lươn là phụ phẩm từ cá, ốc xay nhỏ trộn cám. Lươn phát triển nhanh, hầu như không bị bệnh. Nuôi mô hình này cũng nhàn hơn, không tốn nhiều nhân công chăm sóc, thu hoạch, đặc biệt rút ngắn thời gian nuôi nên tiết kiệm nhiều chi phí thức ăn, thuốc, nhân công.
Nếu so sánh giữa nuôi truyền thống và nuôi không bùn thì nuôi không bùn hiệu quả cao hơn nhiều. Mỗi lứa lươn nuôi chỉ mất từ 5-6 tháng, so với nuôi truyền thống từ 10-12 tháng, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Khải và chị Thủy mỗi hộ cho thu lãi trên 100 triệu đồng. Ông Khải mong muốn được các cấp, các ngành, các nhà khoa học hướng dẫn kĩ thuật nuôi lươn sinh sản để cung cấp con giống cho bà con tại địa phương, không phải đi xa mua con giống.
Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và cung ứng sản phẩm lươn sạch cho thị trường, qua đó góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lưu Xuân Mộc, ấp Bùng Binh 1, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, là người thành công nhất trong xã về mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” nhờ áp dụng những cải tiến kỹ thuật trong cách nuôi.

Qua 2 năm xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã Ninh Hòa (huyện Hồng Dân) đã xây dựng 11 mô hình sản xuất nhân giống lúa chất lượng cao, nuôi trồng thủy sản; thành lập 124 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp với 398 lao động tham gia.

Phú Yên đang có dịch lở mồm long móng (LMLM) gia súc ở một số xã. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, các ngành chức năng đã cấm vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc ra khỏi vùng dịch. Tuy nhiên lại rất khó kiểm soát phân bò khi nó đang là mặt hàng được mua bán khá rộ.

Những năm gần đây, nông dân các xã Phước Long, thị trấn Phước Long, Vĩnh Phú Tây (huyện Phước Long) mở rộng diện tích trồng màu và phát triển mô hình đa canh trên đất bờ bao vuông tôm. Việc làm này vừa hạn chế cỏ mọc xung quanh bờ bao, vừa tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Để giảm thiểu tác động xấu do tình trạng nhiễm mặn gây thất thu cho nghề trồng lúa, nông dân xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre chuyển sang nuôi bò, bước đầu cho thấy hiệu quả khả quan.