Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Đạt Giá Trị Kinh Tế Cao

Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Đạt Giá Trị Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 01/01/2012

Trang trại nuôi heo (lợn) rừng của ông Đoàn Văn Đệ - thôn 8 xã Nam Bình - huyện Đắk Song (Đắk Nông) khoảng 2000 m2 nằm trên một ngọn đồi và có hệ thống tường xây bao bọc kiên cố xung quanh, ngoài ra còn có một tháp canh mà chúng tôi cứ ngỡ là ngọn hải đăng.

Ông cho biết một số kinh nghiệm của bản thân như sau:

- Xây dựng chuồng trại: Phải xây dựng chuồng trại kiên cố, có những ô chuồng tối để cho heo sinh sản, có bể bùn cho heo tắm và phải có khoảng không gian để cho heo đào xới. Tốt nhất phải xây dựng hệ thống hầm Biogas để xử lý chất thải.

- Khâu chọn giống: Phải mua heo rừng có nguồn gốc xuất xứ rỏ ràng, đặc biệt nên nuôi heo rừng Thái Lan không nên sử dụng giống heo rừng hoang dã Việt Nam vì nó rất khó thuần hóa, nguy cơ thất bại cao. Nếu sử dụng heo rừng hoang dã Việt Nam nên mua heo con có trọng lượng dưới 3 kg một con. Mặt khác khi chuyển heo giống từ các tỉnh khác về phải tạo điều kiện thuận lợi để heo thích nghi với điều kiện tự nhiên tránh hiện tượng sốc khí hậu thời tiết.

- Vệ sinh chuồng trại: Tiến hành vệ sinh chuồng trại hàng ngày và phun thuốc sát trùng theo định kỳ 1 tuần một lần.

- Khâu chăm sóc:

Đối với heo rừng: Không nên sử dụng nhiều thức ăn tinh mà chủ yếu sử dụng các loại thức ăn xơ như các loại rau, quả, củ… tránh hiện tượng heo mập. Trong quá trình nuôi nếu con nào có triệu chứng bỏ ăn phải tiến hành cách ly ngay và điều trị kịp thời kết hợp sử dụng các loại thức ăn tinh giàu dinh dưỡng để bồi dưỡng cho heo ốm mau phục hồi. Ngoài ra phải sử dụng nước uống sạch và hàng tuần phải thay bùn ở bể.

Đối với heo sinh sản: Khi sinh sản phải để cho heo sinh tự nhiên, sau khi sinh được 3 ngày tiêm sắt lần 1 và 10 ngày tiêm sắt lần 2 cho heo con.

Sau khi trao đổi những kinh nghiệm của bản thân, ông Đệ còn kết luận rằng: Muốn nuôi heo rừng đạt giá trị kinh tế cao phải biết và hiểu được các đặc tính, đặc điểm của con heo rừng.


Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc lợn rừng nái trong giai đoạn đẻ Chăm sóc lợn rừng nái trong giai đoạn đẻ

Các biểu hiện của lợn mẹ sắp sinh: Nắn bầu vú lợn mang thai cuối kỳ thấy có sữa, người chăm sóc hiểu rằng lợn sẽ đẻ trong vòng 24 giờ nửa. Lợn có biểu hiện phá ủi nền chuồng, gặm đất, cắn cỏ, tha rơm rác về tạo ổ đẻ.

24/12/2015
Cách chăm sóc lợn rừng đực giống Cách chăm sóc lợn rừng đực giống

Chuồng nuôi thoáng, không bị gió lùa, mưa tạt, không bị trơn trượt hay quá nhám, gồ ghề. Nên bố trí sân chơi rộng (sân cỏ hoặc sân cát) để lợn vận động. Để tránh chúng tấn công nhau không nuôi chung nhiều lợn đực trong cùng 1 ô.

24/12/2015
Tập tính sống của lợn rừng Tập tính sống của lợn rừng

Lợn rừng có mõm dài cứng để đào đất, có cặp nanh hàm dưới rất dài, chìa ra khỏi mồm, cong lên phía mắt, răng nanh sắc dài 8 – 10 cm. Thức ăn của lợn lòi là hoa quả, rễ cây, giun đất và các loại động vật có vú nhỏ.

24/12/2015
Tăng sức sống cho lợn con sau cai sữa Tăng sức sống cho lợn con sau cai sữa

Lợn con sau cai sữa do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh lại bị hiện tượng Stress do thay đổi điều kiện sống nên sức đề kháng của cơ thể suy giảm, nếu không có chế độ chăm sóc hợp lý tỷ lệ tử vong sẽ cao.

24/12/2015
Kỹ thuật làm chuồng nuôi heo Kỹ thuật làm chuồng nuôi heo

Kỹ thuật làm chuồng nuôi heo

24/12/2015