Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá thát lát

Mô Hình Nuôi Cá Thát Lát Cườm Ghép Cá Sặc Rằn Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Mô Hình Nuôi Cá Thát Lát Cườm Ghép Cá Sặc Rằn Bằng Thức Ăn Công Nghiệp
Tác giả: ND
Ngày đăng: 26/08/2016

Trong đó hộ gia đình ông Lê Văn Dũng (SN 1955), ở ấp Long An B, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông là một trong những hộ điển hình nuôi thành công mô hình này.

Đầu tháng 11/2012, ông Dũng đã mạnh dạn đầu tư vốn thực hiện mô hình nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn bằng thức ăn công nghiệp, với diện tích ao 2.000m2.

Ông Dũng tiến hành cải tạo mặt nước ao cạnh nhà, lên bờ bao, vét đáy ao và khử trùng ao bằng 40kg vôi bột, sau đó phơi đáy ao khoảng 1 tuần.

Tiếp đó, ông bơm nước vào ao đạt trên 1,5m và tiêu diệt các loại cá lóc, trê, ếch, rắn… Sau 3 ngày, nước trong ao có màu xanh của tảo, ông tiến hành thả 8.000 con cá thát lát cườm giống và 2 kg cá sặc rằn giống.

Theo cách làm của ông Dũng, lúc đầu ông thả cá giống trong mùng (lưới quây) ở một góc ao.

Mùng được thiết kế như sau: đóng các đoạn cây tràm và bạch đàn, tre thành khung hình chữ nhật trên một khoảng mặt nước trong ao, đồng thời cắm các trụ cây xung quanh và quây lưới cước mắc vào các trụ xung quanh thành hình cái mùng lật ngửa, lưới cước có chiều cao khoảng 2m, độ dài của lưới từ 10 – 15m.

Trong thời gian từ 20 – 30 ngày đầu, ông cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp có 40 độ đạm, khi cho ăn rải đều trên mặt nước ao.

Sau hơn 1 tháng ương và chăm sóc, cá thát lát cườm và cá sặc rằn giống đã được thuần dưỡng, làm quen với môi trường ao nuôi, ông Dũng mới tháo mùng lưới cước ra để nuôi đại trà trong ao và tiếp tục sử dụng thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm, đồng thời, tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá.

Mỗi ngày ông Dũng thay nước ao nuôi một lần, định kỳ mỗi tháng một lần ông trộn bổ sung Vitamin C và khoáng chất vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá và giúp cá tăng trọng nhanh.

Theo ông Dũng, cứ đầu tư 1,2 kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá thát lát cườm thương phẩm.

Việc phòng ngừa dịch bệnh cho cá luôn được ông thực hiện kịp thời theo đúng quy trình hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ thủy sản huyện nên cá ít khi bị bệnh.

Kỹ sư Nguyễn Sỹ Khánh – Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông cho biết, mô hình nuôi cá ghép trong ao, bè của ông Dũng là mô hình mới của huyện – thực tế đã chứng minh hiệu quả trong 3 năm qua.

Trong thời gian tới huyện sẽ nghiên cứu và xây dựng quy trình kỹ thuật, xây dựng mô hình điểm để nhân rộng cho nông dân học tập, nhằm xóa đói giảm nghèo.

Cuối tháng 5/2013, ông Dũng tát ao, thu hoạch cá, sản lượng đạt gần 2.000 kg cá thát lát cườm thương phẩm, bán giá 65.000 đồng/kg, thu được 130 triệu đồng; sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, ông còn lãi hơn 30 triệu đồng.

Riêng đàn cá sặc rằn, ông Dũng không bán mà chuyển sang một ao khác có diện tích 1.000m2 để nuôi vỗ béo và cho cá sinh sản.

Hiện đàn cá sặc rằn đang phát triển tốt, đạt trọng lượng khoảng 10 con/kg.

Theo kế hoạch của ông Dũng, ông sẽ tiếp tục đầu tư thả nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao 2.000m2 bằng thức ăn công nghiệp trong niên vụ tới.

Khi nuôi cá sặc rằn ghép với cá thát lát cườm, cá sặc rằn ăn rong, tảo, chất thải và thức ăn thừa của cá thát lát cườm; nhờ đó hạn chế sự ô nhễm trong ao nuôi và giảm chi phí thức ăn.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi cá thát lát - Notopterus Kỹ thuật nuôi cá thát lát - Notopterus

Cá Thát Lát (Notopterus; tên khác: cá phát lát) loài cá xương nước ngọt, thuộc họ Cá thát lát (Notopteridae). Thân rất dẹt, đuôi rất nhỏ, toàn thân phủ vảy nhỏ; đường bên chạy giữa thân, tương đối lớn.

26/08/2016
Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm trong vèo lưới Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm trong vèo lưới

Trong những năm gần đây, ngoài nghề nuôi cá lóc trong vèo truyền thống, hiện nay nghề nuôi cá thát lát cườm trong vèo cũng mang lại lợi nhuận cao.

26/08/2016