Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.
Nhưng hiện nay, loại cá này đang được nuôi chủ yếu ở ba loại hình: lồng bè, bể, ao đất. Loại cá này đang được thị trường ưa chuộng, nhất là các nhà hàng, quán ăn đặc sản. Giá bán chạch lấu dao động từ 280 đến 300 nghìn đồng/kg, có thể đem về cho người nuôi nguồn thu nhập ổn định.
Chạch lấu ưa sống tại các khe đá thuộc sông suối, nơi có dòng nước chảy xiết, hàm lượng ô-xy hòa tan cao. Khi còn nhỏ, thức ăn chủ yếu của cá là giun, ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ. Khi lớn, cá ăn côn trùng trưởng thành, tôm, tép, cá nhỏ và mùn bã hữu cơ. Hiện quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá chạch lấu đã được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Trường đại học Cần Thơ, Ðại học An Giang nghiên cứu, hoàn thiện và nhân rộng ra các trại giống trên cả nước.
Ðược biết, năm 2012, Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang đã xây dựng mô hình nuôi chạch lấu thương phẩm trên diện tích 1.400 m2; mật độ thả sáu con/m2; sử dụng cá tạp, cua, ốc, tép làm thức ăn. Sau 10 tháng, cá phát triển tốt, ít bị bệnh, tỷ lệ sống đạt 80%, trọng lượng đạt 0,3 kg/con; với sản lượng khoảng hai tấn, trừ chi phí (giống, thức ăn, thuê ao) còn lãi hơn 200 triệu đồng.
Ở miền bắc, mô hình nuôi cá chạch lấu phát triển mạnh tại các huyện Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Gia Lộc (Hải Dương). Nuôi chạch lấu trong ao đất diện tích nhỏ, trong bể là giải pháp phù hợp cho những nơi diện tích đất bị thu hẹp.
Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi, nên mua cá giống có kích cỡ khoảng 5 cm trở lên; không nên thả giống cỡ nhỏ, tỷ lệ nuôi sống sẽ thấp.
Nguồn bài viết: http://www.nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/24804002-nuoi-ca-chach-lau.html
Có thể bạn quan tâm

Các nhà sản xuất đang quan tâm tới việc đảm bảo thực phẩm họ sử dụng được thu mua đúng đắn với các tiêu chí như thực phẩm có xuất xứ tại địa phương, có thể truy xuất được và bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng trong việc xác định thế nào là thu mua “đúng đắn”.

Từ một chương trình chứng nhận “non trẻ”, nhãn sinh thái của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đang phát triển nhanh chóng và tăng trường đều đặn. Thông tin này được Tổng Giám đốc Điều hành của ASC, Chris Ninnes công bố tại buổi cập nhật thường niên tại Hội chợ Thủy sản Toàn cầu 2014 tại Brussels, Bỉ.

Việc suy giảm nguồn lợi là do hoạt động giám sát nghề cá lỏng lẻo. Loài cá chình Nhật Bản hiện đang nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Hội đồng Quản lý Biển (MSC) hiện đang tiến hành nốt các công việc xem xét lại các tiêu chuẩn thủy sản của mình trong 2 tháng cuối cùng của quy trình đánh giá 2 năm một lần.

Các nhà nghiên cứu Thái Lan mới phát triển một phương pháp mới nhằm phát hiện vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hay còn gọi là hội chứng chết sớm (EMS).