Mô hình làm giàu từ cây quýt đường
Ở bài này các bạn sẽ được anh Hà chia sẻ các kỹ thuật cơ bản như các thiết kế vườn trồng cây, cách bón phân chăm sóc cây qua các giai đoạn và đặt biệt là được anh chia sẻ về cách phòng tránh bệnh của cây.
Vậy bí quyết gì giúp anh vươn lên thoát nghèo làm giàu tại vùng quê nghèo là gì? Mời các bạn cùng theo dõi phóng sự mô hình làm giàu từ cây quýt ngọt của anh Hà nhé.
Mời các bạn cùng tham khảo thêm bài viết sau đây để hiểu rõ được tác dụng của cây quýt đường trong việc chữa trị bệnh các bạn nhé.
Cây quýt có tên khoa học là citrus deliciosa tenore.
Vỏ quýt (trần bì) và hạt quýt (quất hạch) đều có tác dụng chữa bệnh.
Vỏ quýt có tác dụng chỉ khái (làm cho hết ho), hóa đờm (làm cho long đờm và tiêu đờm), kiện tỳ (giúp tiêu hóa tốt), giảm các chứng phong tê thấp… Vỏ quýt có mặt hầu hết trong các thang thuốc của nam giới.
Chỉ định dùng để trị ho, ăn uống khó tiêu, buồn nôn: Dùng 4-6 gr trần bì sắc với 100 ml, bỏ thêm khoảng 15-20 gr đường (đường phèn càng tốt); sắc còn 50 ml, uống dần trong ngày (mỗi lần 1 thìa nhỏ).
Chú ý vỏ quýt để khô càng lâu càng tốt.
Có thể dùng quả non, bổ làm tư, phơi khô dùng thay cho vỏ quýt cũng có tác dụng tương tự.
Hạt quýt điều trị các chứng sưng đau tinh hoàn, kể cả quai bị.
Cách dùng: hạt quýt khô: 10 – 20 gr giã giập, sắc với 100 ml nước, còn 50 ml, chia nhỏ uống 3-4 lần trong ngày.
Lá quýt tươi điều trị viêm tuyến vú sau sinh: Không kể số lượng, sao nóng ấp vào vùng đau, 1-2 lần/ngày.
Chỉ vài ngày sau là khỏi.
Nước quả quýt chín còn có tác dụng làm giã rượu: khi bị say có thể dùng vài quả quýt chín vắt lấy nước uống sẽ mau tỉnh rượu.
Có thể bạn quan tâm
Quýt đường được cho là loại quả giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Không những múi quýt tốt mà vỏ quýt cũng được sử dụng làm thuốc trong đông y. Đây cũng là món được tráng miệng sau mỗi bữa cơm, loại quả ngon, bổ, rẻ được nhiều bà nội trợ tin dùng.
Cam quýt có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi.