Mô Hình Hầm Khí Bioga Tiết Kiệm Khí Đốt 400.000 - 500.000 Đồng/tháng

Ông Nguyễn Thanh Hoàng, Trưởng trạm Khuyến nông – Khuyến ngư (KNKN) huyện Châu Thành (Trà Vinh) cho biết: Dự án khí sinh học được triển khai từ năm 2007. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã hỗ trợ xây dựng được 32 hầm khí bioga, nâng tổng số đến nay đã xây dựng được 350 hầm bioga, hiện hầm khí bioga tiết kiệm khí đốt khoảng 400.000 - 500.000 đồng/tháng.
Chị Sơn Thị Oanh Ni, ở khóm 3, thị trấn Châu Thành cho biết: Gia đình tôi chuyên nuôi heo, lượng heo có trong chuồng thường xuyên khoảng 10 - 15 con, năm 2007 được Trạm KNKN huyện hỗ trợ xây hầm khí bioga kết hợp với nuôi heo nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và tận dụng nguồn khí đốt để phục vụ sinh hoạt gia đình, kinh phí hỗ trợ 1,2 triệu đồng/hầm bioga, gia đình đầu tư thêm 07 triệu đồng xây dựng hầm khí biogas dung tích 7,6m3.
Đến nay, hầm khí sử dụng vẫn còn hiệu quả đảm bảo đủ khí để phục vụ sinh hoạt cả gia đình, mùi hôi từ phân heo giảm đáng kể. Trung bình mỗi tháng sử dụng hầm khí bioga, tiết kiệm khí đốt khoảng 400.000 - 500.000 đồng, dự kiến hầm khí bioga có thể sử dụng 10 - 15 năm.
Hiện nay, việc phát triển chăn nuôi gắn với xây dựng hầm khí bioga của Dự án khí sinh học giữa Việt Nam - Hà Lan đang là giải pháp đa tiện ích, không những hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, tiết kiệm khí đốt, giảm ô nhiễm môi trường mà còn góp phần giúp ngành Chăn nuôi phát triển lâu dài, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

30 năm đổi mới trong lĩnh vực xuất khẩu đã mang lại những kết quả bất ngờ. Riêng trong giai đoạn 2006 - 2015, khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với những tác động từ cắt giảm thuế quan, mở rộng thị trường, dòng vốn FDI gia tăng dẫn đến việc tăng mạnh các sản phẩm công nghiệp chế biến, kích thích tăng trưởng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm trên 17%.

Trong đó, ngoài việc hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, trung tâm cũng đã vận động, thông báo cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm được tổ chức ở trong và ngoài tỉnh.

Quá nửa đời gắn bó với nghề nông một nắng hai sương, lão nông Đinh Cương (thôn 1-xã An Phú-TP. Pleiku) vẫn chưa một ngày thôi trăn trở tìm cho mình một hướng đi mới, con đường mới với ước mong cuộc sống đỡ vất vả hơn. Cây dâu tây vốn không xa lạ với người dân Phố núi nhưng để trồng dâu tây thương phẩm thì gần như ông Cương mới là người đầu tiên dám nghĩ, dám làm…

Nhận định mùa Đông năm nay, thời tiết, khí hậu sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường với các hiện tượng như: sương muối, băng tuyết... gây khó khăn trong việc chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Nếu không chuẩn bị chu đáo có thể ảnh hưởng lớn đến việc phát triển chăn nuôi gia súc, gây thiệt hại nặng nhất là ở các xã vùng núi đá cao như Lũng Cú, Lũng Táo, Phố Bảng.

Là một xã vùng thấp của huyện Quang Bình, Bằng Lang có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH, xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 7.514 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 2/3. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khóa XXI, xã đã thực hiện chủ trương quy hoạch phát triển trồng cây cao su để tạo ra nhiều cơ hội về công ăn việc làm cho người lao động.