Mẹo Trồng Rau Không Dùng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Ông Tỉnh cho biết từ khi làm bẫy bắt và ngăn không cho côn trùng vào vườn, thì rau của ông không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật vẫn luôn xanh tốt.
Ông Phạm Văn Tỉnh, ở tổ 2 Kim Hải, phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa đã thành công trong việc khống chế sâu bệnh trong trồng rau mà không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với mô hình vườn rau khá lạ lẫm.
Vừa dẫn chúng tôi đi thăm vườn rau nào là cải xanh, cải ngọt, cải lông phụng… xanh mơn mởn ông Tỉnh vừa khẳng định với chúng tôi là ông không dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun cho rau. “Tôi nói trồng rau mà không dùng thuốc bảo vệ thực vật thì mọi người không tin, cứ nghĩ tôi chỉ nói cho hay, nhưng đó là sự thật” - ông Tỉnh khẳng định.
Ông Tỉnh cho biết, toàn bộ số tiền mà ông đầu tư cho cái “mẹo” trồng rau của mình chỉ từ 5 - 6 triệu đồng/2.000 m2 nhưng hiệu quả mang lại thật bất ngờ mà không phải ai cũng nghĩ ra. Xung quanh vườn rau được rào lưới (loại lưới đánh cá mà muỗi không chui vào được) cao khoảng 3m dùng để ngăn không cho bướm và các loại côn trùng khác bay vào.
Trong vườn có đào một cái hố tròn đường kính 1m luôn đầy nước, bên dưới để một cái vợt. Phía trên vợt để một bóng điện và một quạt máy loại công suất lớn dụ bướm, bọ nhảy, châu chấu... vào bẫy để tiêu diệt. Ông Tỉnh chia sẻ kinh nghiệm, sở dĩ rau có sâu ăn lá là do bướm, bọ nhảy đẻ trứng vào cây rau. Vì vậy, trước tiên phải ngăn không cho bướm, bọ nhảy xâm nhập vào vườn. Nếu chẳng may có con nào lọt vào “vùng cấm” thì ban đêm sẽ bật đèn dụ chúng vào bẫy và diệt gọn.
“Trước đây, với 4.000 m2 trồng rau phải phun thuốc 3 lần/tháng. Mỗi lần phun mất hơn 200.000 đồng. Không những vậy, mỗi lần phun thuốc xong tôi cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt vì tiếp xúc với hóa chất” - ông Tỉnh nói. Ông Tỉnh cho hay, chính từ cách làm đơn giản này mà mỗi tháng ông Tỉnh tiết kiệm rất nhiều chi phí mà lại an toàn sức khỏe cho bản thân, cho người sử dụng khi chăm và ăn rau không có thuốc bảo vệ thực vật.
Có thể bạn quan tâm

Phong trào nuôi động vật rừng được nhiều nông dân quan tâm. Nó không chỉ tạo ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế mà còn là giải pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

Tại hội thảo “Tổng kết dự án sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI-Việt Nam”, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh - Điều phối viên dự án đánh giá: Công nghệ sấy lúa vùng ĐBSCL ngày càng phát triển về quy mô và tiến bộ, từ lò sấy lúa vĩ ngang, nay nông dân thay thế dần lò sấy tầng.

Khi tiết trời chuyển sang đông cũng là lúc “chợ di động” thu mua nông sản ở huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) nhộn nhịp. Những mặt hàng như ngô, bí xanh, khoai sọ, gừng… theo dòng xe vận tải đi khắp vùng miền đất nước, thậm chí còn xuất bán sang cả các nước châu Âu. Tuy nhiên, do khó khăn về giao thông, các mặt hàng nông sản đang bị tư thương ép giá.

Theo Chi cục Thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), năm nay mặc dù bị ảnh hưởng bởi một số cơn bão nhưng sản lượng cá thương phẩm toàn tỉnh ước đạt 29 nghìn tấn, tăng gần 2.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái

Nằm trong khu vực miền núi phía Bắc, Hòa Bình có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản như hệ thống sông ngòi, ao, hồ nhiều được phân bố khá đều. Tận dụng lợi thế này, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng trên vùng hồ sông Đà đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây.