Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Méo Mặt Vì Giá Nấm

Méo Mặt Vì Giá Nấm
Ngày đăng: 13/08/2014

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trồng nấm bị thua lỗ vì giá nấm liên tục giảm. Nhiều trang trại nấm để không hoặc phải dỡ bỏ vì không thể tái sản xuất.

Ngay cả các đại lý cũng chịu cảnh “méo mặt” vì ôm hàng tấn nấm mà thương lái chẳng buồn ghé mua.

PV NNVN đã có cuộc khảo sát thực trạng sản xuất nấm tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, nơi đang có hàng chục trại nấm lớn nhỏ đã treo trại, ngưng sản xuất, một số dỡ bỏ để dành đất chuyển đổi sản xuất.

Ông Trương Minh Hoa (ấp 5, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom) nói: “Gia đình tôi có 7 trại nấm, tổng diện tích khoảng 900 m2. Những năm trước, gia đình làm lúc nào cũng dư ăn, cứ mỗi năm làm 2 vụ thu về 180 triệu đồng, trừ công cán cũng lãi gần phân nửa. Vậy nhưng, năm vừa rồi thấy giá nấm đi xuống tôi chỉ làm có 4 trại, vậy mà vẫn lỗ chỏng gọng”.

Ông Hoa cho biết, vào thời điểm giá cao, nấm mèo dao động từ 100.000 – 120.000 đồng/kg, nấm sò từ 10.000 – 12.000 đồng/kg, đắt nhất là nấm bào ngư khoảng 130.000 – 150.0000 đồng/kg. Riêng vào thời điểm cuối năm, cận tết, tiêu thụ nhiều, lái đổ về nườm nượp, bao nhiêu nấm cũng hết, giá bán lại rất cao. Tuy nhiên, chỉ từ sau tết đến nay, giá nấm liên tục đi xuống, nhiều hộ dân phải ngưng sản xuất. Có nhà bỏ hẳn chuyển sang chăn nuôi.

Khảo sát của PV cho thấy, hiện giá nấm mèo loại 1 chỉ còn 50.000 – 55.000 đồng/kg, loại 2 còn 20.000 – 30.000 đồng/kg. Nấm bào ngư tụt xuống mức thấp nhất từ trước tới nay là 70.000 đồng/kg. Riêng nấm sò có chút khả quan khi giá giữ mức 5.000 – 6.000 đồng/kg và vẫn tiêu thụ được.

Trại nấm của ông Hoa hiện nay chỉ trồng chủ yếu là nấm sò, còn các loại khác chiếm diện tích khá nhỏ. “Mấy loại nấm kia có bán được đâu, mối đến cũng chỉ hỏi nấm sò, còn lại từ chối hết”, ông giải thích.

Gia đình ông Hà Xuân Lý ở ngay kế bên ông Hoa mới vay ngân hàng được hơn 30 triệu đồng cho vụ nấm năm nay. Tuy nhiên lời lãi chưa thấy đâu, cả gia đình đã phải ngậm ngùi nhìn cả tạ nấm mèo ủ hàng tháng trời trong kho không có ai tới mua. Ông Lý than thở: “Đó là chưa kể nguyên 1 trại nấm mèo của tôi chết sạch. Giờ này họa may có bán được cũng chỉ thu về cỡ 5 – 6 triệu đồng thôi”.

Chỉ tính riêng ấp 5, xã Sông Trầu có tới hơn 50 hộ trồng nấm, nhưng năm nay các hộ đều ngậm ngùi vì giá nấm rớt. Ngay ông Hoa vốn trước đây là trưởng ấp, trồng nấm suốt 12 năm và cũng phổ biến cho nhiều bà con cùng tham gia trồng. Nhưng hiện nay ông cũng phải bỏ mất nửa số trại, phần thì nuôi thêm con gà, con heo để bù thu nhập, phần thì để trống chờ giá lên mới trồng lại.

Nhiều người dân cho biết, đúng ra vào đầu tháng 8 mọi năm là thương lái ra vào nườm nượp mua nấm. Thời điểm đó, nấm phơi trắng khắp đường, nhưng giờ thì hết rồi. Có người cho rằng các lái đang án binh chờ giá giảm nữa rồi mới thu mua; có người thì cho rằng các lái cũng đang ôm quá nhiều nấm, không bán ra được nên không thu mua nữa.

Anh Lê Xuân Trường, chủ đại lý nấm Xuân Trường tại ấp 5, xã Sông Trầu chia sẻ: “Tôi đang tồn đọng gần 3 tấn nấm mèo, cả tháng nay không bán được, các thương lái cũng chẳng ngó ngàng tới”. Cả gia đình anh Trường đang rất lo lắng vì nếu giá nấm tiếp tục diễn biến xấu, gia đình anh có thể lỗ tới 150 triệu đồng.

Bà Chế, một thương lái nấm tại xã Hố Nai cũng lắc đầu ngao ngán: “Tôi thu mua hàng chục tấn nấm mà lượng bán ra rất chậm, gọi điện hỏi bạn hàng thì họ nói tạm thời ngưng mua vì phía Bắc “ăn” hàng chậm”. Hiện bà Chế đang tồn gần 80 tấn nấm, nếu không tiêu thụ nhanh, thiệt hại có thể lên đến cả tỷ đồng.


Có thể bạn quan tâm

Giá Cua Thương Phẩm Khởi Sắc Giá Cua Thương Phẩm Khởi Sắc

Theo nhiều tiểu thương, giá cua thương phẩm trên thị trường không ổn định như các mặt hàng thủy sản khác, mà thường xuyên biến động và phụ thuộc vào cung cầu của thị trường. Nhưng theo quy luật, hàng năm vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, giá cua thương phẩm lại tăng, thậm chí có thể tăng gấp 1,5 lần.

13/01/2015
Xã Phước Thuận (Bà Rịa Vũng Tàu) Thí Điểm Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Nước Ngọt Xã Phước Thuận (Bà Rịa Vũng Tàu) Thí Điểm Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Nước Ngọt

Do phải “treo ao” ngưng nuôi tôm vì thiếu nước mặn, tình hình dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại, một số hộ dân tại xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đã mày mò thí điểm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt.

13/01/2015
Vụ Nuôi Tôm Năm 2015 Bình Định Thả Con Giống Từ Đầu Tháng Hai Vụ Nuôi Tôm Năm 2015 Bình Định Thả Con Giống Từ Đầu Tháng Hai

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Từ ngày 1.2, các vùng nuôi tôm trên cát ở các xã Cát Hải (thôn Tân Thắng), Cát Khánh (thôn An Quang Đông) thuộc huyện Phù Cát (Bình Định); các xã Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức (khu vực Xóm Mới), Mỹ Thành (phía đông đường Hưng Lạc - Vĩnh Lợi) thuộc huyện Phù Mỹ bắt đầu thả tôm nuôi vụ 1.2015.

13/01/2015
Nuôi Cá Bống Bớp Xen Tôm Sú Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Cá Bống Bớp Xen Tôm Sú Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Tuy nhiên, do phát triển tự phát, tôm sú lại là loài mẫn cảm với thời tiết nên hiệu quả sản xuất giảm dần. Từ năm 2006 trở lại đây, một số đối tượng nuôi mới được đưa vào khảo nghiệm, trong đó cá bống bớp đã dần khẳng định giá trị, tính phù hợp và được coi là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng thủy sản của huyện. Đặc biệt mô hình nuôi cá bống bớp thả xen tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.

13/01/2015
Điều Kiện Bảo Đảm An Toàn Thực Phẩm Đối Với Cơ Sở Nuôi Trồng Thủy Sản Điều Kiện Bảo Đảm An Toàn Thực Phẩm Đối Với Cơ Sở Nuôi Trồng Thủy Sản

Kể từ ngày 10/02/2015, các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT cần phải thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTN.

13/01/2015