Măng tre Núi Cấm vào mùa thu hoạch rộ
Hiện nay, những vườn tre trồng lấy măng trên Núi Cấm thuộc xã An Hảo huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đang bước vào mùa thu hoạch rộ, cung cấp một sản lượng lớn măng tươi cho cả khu vực ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Theo một số chủ vườn, hiện giá măng đã xuống thấp, chỉ khoảng 6.000 đồng/kg măng tươi, bằng 1/3 so đầu vụ cách nay khoảng hai tháng. Tuy nhiên, nhờ khoảng thời gian này có mưa nhiều, nên bù lại sản lượng tăng rất mạnh, tạo nên nguồn thu nhập khá cho nhà vườn.
Măng thu hoạch xong được bán cho các chủ vựa để sơ chế, cũng tạo được công ăn việc làm cho một bộ phận công nhân. Một chủ vựa măng dưới chân núi Cấm cho biết, măng tươi được gọt bỏ hết lớp vỏ chỉ còn lõi trắng được thị trường Bình Dương rất chuộng, giá bán ra khoảng 20.000 đồng/kg.
Măng tre trồng trên núi Cấm đã trở thành một thương hiệu đặc sản của An Giang, được người tiêu dùng ở khắp nơi chọn lựa, do có màu trắng tinh khôi, vị ngọt mát, không đắng. Vì thế, ở những thời điểm trái vụ, măng tre Núi Cấm – An Giang tuy khan hiếm vẫn được săn lùng với giá rất cao!
Có thể bạn quan tâm
Ngành chăn nuôi ở huyện Tân Phước (Tiền Giang) phát triển có phần chậm hơn so với các huyện khác trong tỉnh, nhưng đang phát triển khá mạnh mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia công. Đây được xem là mô hình chăn nuôi an toàn và bền vững.
Nghệ An là tỉnh có nhiều huyện miền núi và có nhiều dân tộc sinh sống, có tiềm năng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản tương đối lớn
Xuất khẩu thủy sản được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu của tỉnh Bạc Liêu. Vậy mà, bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Cứ đến mùa vụ, doanh nghiệp trong tỉnh lại kêu thiếu tôm chế biến xuất khẩu, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất lại được tuồn ra ngoài tỉnh để bán!?
Ngoài yếu tố ngư trường nói trên, không thể không kể tới tác động từ việc phát triển tàu công suất lớn và mua sắm trang thiết bị hiện đại của ngư dân, trong đó đặc biệt là việc ứng dụng máy dò ngang trong khai thác đánh bắt.
Mức độ thiệt hại trên tôm nuôi giai đoạn đầu thả giống ở Sóc Trăng đã lên hơn 1.400 ha. Sau gần 2 tháng thời tiết lạnh bất thường, hiện tượng bệnh đốm trắng bùng phát mạnh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, nhiều nhất là thị xã Vĩnh Châu. Xuất phát từ nguyên nhân này mà tiến độ thả nuôi chậm lại để xử lý ao nuôi, thả thăm dò để theo dõi diễn biến thời tiết.