Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Mãn nhãn ngắm dàn người mẫu sâm Ngọc Linh tiền tỷ

Mãn nhãn ngắm dàn người mẫu sâm Ngọc Linh tiền tỷ
Tác giả: Trương Hồng
Ngày đăng: 01/09/2016

Sâm Ngọc Linh ở vùng núi Quảng Nam và Kom Tum vừa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ, đây được cho là sâm Việt tốt nhất thế giới, giá sâm Ngọc Linh có giá trị từ 45 đến 150 triệu đồng/kg.

“Ông trùm” Đào Duy Linh giới thiệu về sâm Ngọc Linh mà anh sưu tầm 4 năm qua.

Đến cơ ngơi của anh Đào Duy Linh, có thể bắt gặp tại đây hàng trăm bình sâm Ngọc Linh được ngâm trong rượu từ bình 1 lít đến hàng chục lít bày chật kín phòng khách và lên cả các bậc cầu thang.

Phía bên trong những chiếc bình này là các củ sâm Ngọc Linh quý đang uốn lượn như những chú “rồng tắm nước”.

Nhiều người khi ngắm những bình sâm Ngọc Linh này đều không khỏi trầm trồ ao ước, tuy nhiên chỉ ai dám bỏ ra số tiền hàng trăm triệu đồng và am hiểu nghiên cứu kỹ về sâm Ngọc Linh mới có thể chơi sang như vậy.

Không những sưu tầm củ sâm Ngọc Linh mà anh Linh còn sưu tầm cả cây sâm còn nguyên thân lá về để ngâm rượu

 Cả dàn “người mẫu Ngọc Linh” được anh Linh trưng bày khắp trong nhà

Anh Linh tâm sự, ngày xưa anh chỉ chú tâm săn lùng nấm lim xanh ở Quảng Nam và chuyên cung cấp nấm lim từ núi rừng xứ Quảng cho dân chơi, sưu tầm và người dân mắc bệnh cần mua.

Rồi sau chuyến lên đỉnh Trà Linh được dân bản địa giới thiệu về cây sâm Ngọc Linh có giá trị rất cao, có công dụng chữa bệnh.

Từ đó, anh quyết định nghiên cứu sâm Ngọc Linh qua các nhà khoa học, sưu tầm trên mạng và tìm hiểu từ các chuyên gia ngành y tế.

Gần 1kg củ sâm Ngọc Linh từ trên núi Ngọc Linh được dân chơi nhờ anh Linh đặt mua về dùng

Những củ sâm Ngọc Linh do anh Linh sưu tầm như những “chú rồng” đang uốn lượn

Được biết, hiện anh Linh có bình sâm Ngọc Linh trị giá cả trăm triệu đồng nhưng anh chưa dám tiết lộ.

“Mục đích cũng vì muốn sưu tầm là chính, nếu người dân nào có nhu cầu mua hay chia sẻ lại, thì mình liên kết với các người dân bản địa núi Ngọc Linh để mua đi, bán lại.

Hiện giờ, trong nhà tôi có gần trăm bình sâm Ngọc Linh của núi rừng Quảng Nam và Kom Tum.

Dù đang sở hữu gần trăm bình sâm, nhưng tôi vẫn còn ao ước tiếp tục sưu tầm thêm những củ sâm Ngọc Linh có niên thời lâu, vì sâm càng lâu năm thì giá trị nó càng cao và quý hiếm…” - anh Linh chia sẻ.

Củ sâm Ngọc Linh gần 50 năm tuổi, giá trị trên 100 triệu đồng

Lá sâm Ngọc Linh còn tươi xanh đi kèm theo củ

Cùng Ngon Sạch Lạ chiêm ngưỡng thêm "dàn người mẫu" sâm Ngọc Linh của “ông trùm” Đào Duy Linh.

 Những “người mẫu” sâm Ngọc Linh đang tắm mình trong bình

Những bình sâm Ngọc Linh của anh Đào Duy Linh có giá trị hàng trăm triệu đồng trở lên

 Ba bình sâm Ngọc Linh được anh Linh cho là “Phúc - Lộc - Thọ”

Theo báo cáo, tại tỉnh Quảng Nam hiện tổng diện tích sâm trồng và bảo tồn là 65ha, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 395 về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2030 trồng đến 400-500ha/năm, diện tích khai thác ổn định hàng năm 200-300 ha, sản lượng khai thác khoảng 150-200 tấn/năm…


Có thể bạn quan tâm

Nhà băng thừa tiền, nhà nông thiếu vốn Nhà băng thừa tiền, nhà nông thiếu vốn

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), đến tháng 3.2016, cả nước có 29.933 trang trại. Giá trị sản xuất hàng hóa bình quân khoảng 2 tỷ đồng/trang trại. Hầu hết vốn đầu tư trang trại là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng, vốn tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

31/08/2016
Kỹ thuật trồng cỏ voi thức ăn cho hươu nai Kỹ thuật trồng cỏ voi thức ăn cho hươu nai

Cỏ voi được coi là nguyên liệu chăn nuôi phổ biến của nhiều nghề chăn nuôi như trâu, bò, dê, ... và đặc biệt là hươu nai, một loại con giống đang đem lại hiệu quả phát triển chăn nuôi rất cao.

31/08/2016
Mục sở thị giống gà xương đen - Đặc sản trứ danh xứ Nghệ Mục sở thị giống gà xương đen - Đặc sản trứ danh xứ Nghệ

Được biết đến là giống gà "đặc sản" với giá bán trên thị trường lên đến 200.000 đồng/kg. Hiện, gà đen (còn gọi là gà ác) được người dân khu vực miền Tây xứ Nghệ tập trung đầu tư nuôi nhiều.

01/09/2016