Lưu ý thời điểm lột vỏ tôm
Hỏi: Xin tư vấn về thời điểm tôm lột xác và các lưu ý khi tôm lột để nhanh cứng vỏ? (Hoàng Xuân Tình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trả lời:
Tôm thường lột xác vào khoảng từ 22h đêm đến 2h sáng. Khi lớp vỏ mới được hình thành không những giúp tôm tăng trưởng mà còn loại bỏ các vết sẹo, tạp chất, vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên lớp vỏ cũ.
Chu kỳ lột vỏ ở TTCT: Giai đoạn 1 – 15 ngày tuổi: 24 tiếng/lần; giai đoạn 15 – 30 ngày tuổi: 2 – 3 ngày/lần; giai đoạn 30 – 35 ngày tuổi: 3 – 5 ngày/lần; giai đoạn 45 – 75 ngày tuổi: 7 ngày/ lần; giai đoạn 75 – 90 ngày tuổi: 10 ngày/lần; giai đoạn > 90 ngày tuổi: 2 tuần/lần.
Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm nuôi. Thức ăn kém chất lượng, thiếu các chất khoáng và chất đạm khiến tôm chậm lột xác. Trong ao nuôi các điều kiện về ôxy hòa tan, độ mặn, độ pH, độ kiềm không tốt cũng là những yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình tôm lột xác ở tôm. Các tình trạng bệnh như đóng rong, gan tụy, phân trắng, nấm… cũng là tác nhân khiến tôm chậm lột xác hoặc không thể lột xác được.
Để kích thích tôm lột vỏ nên lưu ý những điều sau: Tiến hành thay nước một phần; diệt khuẩn ký sinh, đồng thời xử lý vi sinh; bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho ao tôm, sục khí đầy đủ, liên tục; bổ sung chất khoáng quan trọng tạt xống ao nuôi để tôm được kích thích lột vỏ và làm tôm nhanh cứng vỏ.
Có thể bạn quan tâm
Tính kháng khuẩn và tăng cường đáp ứng miễn dịch của cây chó đẻ thân xanh trong nuôi trồng thủy sản.
Bột nhuyễn thể được xem là chất phụ gia rất tốt trong việc tăng tính dẫn dụ của thức ăn, kích thích động vật thủy sản bắt mồi nhanh hơn.
Đầu năm nay, các nhà khoa học Hàn Quốc đã đưa ra mức DHA tối ưu trong chế độ ăn của cá vẹt Nhật Bản. Và qua đó củng cho thấy Axit docosahexaenoic (DHA)