Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Lưu ý nuôi tôm trong mùa nắng nóng

Lưu ý nuôi tôm trong mùa nắng nóng
Tác giả: Kim Sơ
Ngày đăng: 13/05/2019

Ngày 26/4, Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã thông báo kết quả quan trắc cảnh báo môi trường nước tại các vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên đợt 7 nhận thấy các yếu tố môi trường diễn biến theo chiều hướng bất lợi đối với tôm nuôi.

Nguồn nước nuôi tôm nên được xử lý trước khi bơm vào

Trong khi đó theo dự báo thời tiết các tỉnh Nam Trung bộ có nắng nóng kéo dài và thỉnh thoảng có mưa dông nhiều nơi nên càng ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm.

Do đó, Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên khuyến cáo người nuôi nuôi tôm nước lợ trước khi lấy nước vào ao nuôi nên lấy nước vào ao chứa lắng, khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, kiểm tra các yếu tố môi trường đạt chuẩn mới đưa vào ao nuôi, nhất là các vùng nuôi huyện Đông Hòa.

Bên cạnh đó thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường: nhiệt độ, pH, độ kiềm, oxy hòa tan…để xử lý, điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng nuôi.

Cũng theo Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên, xu hướng thời tiết hiện nay trong khu vực đêm không mưa, ngày nắng nóng  nên người nuôi cần lưu ý duy trì mực nước trong ao nuôi trên 1,5m và duy trì quạt nước ao nuôi tránh hiện tượng phân tầng nhiệt và duy trì oxy trong ao nuôi. Nên giảm lượng thức ăn cho tôm nuôi khi trời nắng nóng, mưa dông. Đồng thời người nuôi cần bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng và chủ động phòng bệnh cho tôm nuôi.

Đối với các vùng nuôi tôm hùm, kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng DO tại các vùng nuôi đang ở mức ngang ngưỡng hoặc thấp hơn so với ngưỡng giới hạn cho phép. Do vậy, người nuôi nên duy trì lồng nuôi tại tầng giữa hoặc gần tầng mặt để tránh thiếu oxy cục bộ cho tôm nuôi. Các hộ nuôi thường xuyên theo dõi diễn biến môi trường chú ý kiểm tra sự phân tầng của nước về nhiệt độ, độ mặn, Oxy hòa tan ...; thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm nuôi, nhất là khi trời nắng và đứng gió để có những điều chỉnh lồng nuôi cũng như khoảng cách giữa các lồng nuôi cho phù hợp. Sau khi nâng lồng, người nuôi nên dùng lưới lan (hai lớp) che mát trên mặt lồng nhằm làm giảm cường độ ánh sáng và chống tôm bị stress, treo các túi vôi ở các góc lồng nhằm hạn chế tảo tàn do mưa dông, sát trùng môi trường nước, ổn định pH tạm thời …

Trường hợp trời oi, đứng gió cần phải sục khí để cung cấp oxy hòa tan cho tôm nuôi. Người nuôi nên san thưa mật độ nuôi trong lồng, tách những cá thể tôm nhiễm bệnh nuôi riêng, cần tăng cường vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, không để hàu, hà,... bám vào lồng làm bịt kín các lổ lưới và làm giảm sự lưu thông dòng nước giữa bên ngoài và bên trong lồng nuôi. Định kỳ nên bổ sung các chế phẩm sinh học, vintamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi tránh các tác nhân gây bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi 7ha tôm, lãi hơn 4 tỷ đồng/năm Nuôi 7ha tôm, lãi hơn 4 tỷ đồng/năm

Anh Lâm Văn Linh là một trong những hộ đồng bào dân tộc Khmer nuôi tôm theo mô hình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh đạt hiệu quả nhiều năm liền.

09/05/2019
Nhiều công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng Nhiều công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng

Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở các tỉnh miền Trung". Nhiều công nghệ, quy trình nuôi hiệu quả được giới thiệu...

09/05/2019
Nuôi cua trên ruộng muối Nuôi cua trên ruộng muối

Mô hình này không đòi hỏi kỹ thuật cao, nguồn giống dễ kiếm, không cần cải tạo đất nhiều, dễ chăm sóc, ít rủi ro, chi phí thấp, đem lại hiệu quả kinh tế

09/05/2019