Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Lưu ý nuôi thủy sản mùa đông

Lưu ý nuôi thủy sản mùa đông
Tác giả: Ban KHKT - Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Ngày đăng: 08/01/2020

Hỏi: Các biện pháp chống rét cho cá? (Phan Thanh Bình, xã Đức Long, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh)

Trả lời:

Đối với cá nuôi trong ao, cần kiểm tra, vệ sinh, gia cố lại bờ ao, đảm bảo không bị rò rỉ mất nước. Những ao cá đã đạt cỡ thương phẩm thì nên thu hoạch tránh thiệt hại do rét gây ra. Chủ động dâng mực nước trong ao lên trong khoảng 1,5 - 2 m. Thả bèo tây che phủ tối thiểu ½ diện tích ao. Đối với những ao nuôi có diện tích nhỏ, bể nuôi lưu giữ cá thì làm giàn trên mặt ao, bể che phủ bằng bạt nilon để tăng khả năng giữ nhiệt độ. Khi nhiệt độ xuống dưới 180C thì giảm ½ lượng thức ăn so với hàng ngày cho ăn và ngừng cho cá ăn khi nhiệt độ nước xuống thấp dưới 150C. Vào những ngày nắng ấm, tranh thủ cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, bổ sung thêm Vitamin C, B-Complex vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá với lượng 3 - 5 g/kg thức ăn. 

Đối với nuôi cá trong lồng, cần hạ thấp lồng nuôi đến mức tối đa, kết hợp biện pháp chăm sóc, quản lý để nâng cao sức đề kháng cho cá. Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh lồng sạch sẽ; sử dụng các loại hóa chất diệt khuẩn treo ở đầu lồng nhằm hạn chế vi khuẩn gây bệnh. 

Hỏi: Nuôi tôm vụ đông cần lưu ý những gì? (Lê Hải An, xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh)

Trả lời:

Trong nuôi tôm vụ đông, cần ổn định các yếu tố môi trường, nhất là nhiệt độ, vì vậy khuyến khích người nuôi nên xây dựng nhà bạt. Trong quá trình nuôi, không cho tôm ăn khi mưa, gió lớn; ngưng sử dụng máy quạt nước trong suốt thời gian cho ăn đến lúc kiểm tra; ngưng hoặc giảm thức ăn trong lúc tôm lột xác. Do nuôi trong nhà bạt, ôxy từ không khí khuyếch tán ít vào trong môi trường nước, nên sử dụng quạt nước trong ngày nhiều hơn so với nuôi tôm ngoài trời. Tôm nuôi 1 - 2 tháng đầu, thời gian quạt nước là 6 - 8 giờ/ngày, bắt đầu từ 22 giờ đến 6 giờ sáng; Từ tháng thứ 3 trở đi, thời gian quạt nước là 15 giờ/ngày, bắt đầu từ 16 giờ đến 7 giờ sáng. Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ và 14 giờ hàng ngày. Nếu chỉ số các yếu tố môi trường nằm ngoài ngưỡng thích hợp thì cần có biện pháp điều chỉnh ngay. Định kỳ 1 lần/tuần bổ sung thêm nước cho ao nuôi, thời gian đầu mỗi lần khoảng 2 - 5% độ sâu mực nước trong ao, thời gian cuối vụ nuôi mỗi lần bổ sung 4 - 8%. Thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học ổn định môi trường. Vào vụ đông nhiệt độ giảm nên cho sử dụng chế phẩm sinh học xuống ao vào trưa nắng khi nhiệt độ lên cao (10 - 11 giờ trưa).


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá hồi trên sa mạc tại Dubai Nuôi cá hồi trên sa mạc tại Dubai

Giữa sa mạc thuộc Dubai là trại nuôi cá hồi Atlantic hàng ngàn con vẫn phát triển khỏe mạnh, bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt bên ngoài.

08/01/2020
Tham vọng dẫn đầu thế giới về sản xuất tảo biển tại Ma Rốc Tham vọng dẫn đầu thế giới về sản xuất tảo biển tại Ma Rốc

Vi tảo là loài thủy sinh lớn nhanh, đạt năng suất và giá trị dinh dưỡng cao nhất. Do đó, vi tảo được ứng dụng nhiều trong ngành thực phẩm, phân bón, hóa chất

08/01/2020
Guangdong Evergreen thay đổi chiến lược thị trường Guangdong Evergreen thay đổi chiến lược thị trường

Do mức thuế quá cao của Mỹ, họ phải dừng dây chuyền chế biến cá rô phi quy mô lớn để đầu tư sản xuất các loài thủy sản khác thúc đẩy tiêu thụ trong nước.

08/01/2020
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.