Lưu ý khôi phục cây trồng sau bão
Chằng chống cây cẩn thận mùa mưa bão. Ảnh: C. Trúc
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huỳnh Quang Đức cho biết: “Trước ảnh hưởng của mưa bão, cùng với triều cường lên cao có thể xảy ra ngập úng cục bộ. Vì vậy, cây trồng rất dễ bị tổn thương do sức gió, ngập úng. Để có cách chăm sóc đúng kỹ thuât, giúp cây nhanh chóng phục hồi sau ảnh hưởng của bão số 9, bà con cần lưu ý những chỗ trũng, thấp cần được khẩn trương khai thông nước để tránh ngập úng kéo dài”.
Cụ thể,
Đối với những vườn cây bị tổn thương sau bão, sau giai đoạn nước rút, bà con nên chú ý các biện pháp để khôi phục.
Đối với những cây bị ngập thì xới đất, khai nước, bón vôi, bón phân lân để tăng khả năng phục hồi. Ngoài ra, nếu bị gió giật, cây dễ phát sinh một số loại sâu bệnh, bà con cần chú ý theo dõi phòng trị một số loại sâu bệnh nhạy cảm như: thối gốc, rễ, bệnh xâm nhiễm do lá tổn thương.
Đối với những cây có dấu hiệu úng nặng thì không nên để hoa, trái nhiều mà có thể tỉa bớt hoa, bớt trái để giảm tổn thương, giúp cây mau hồi sức.
Đối với lúa ở giai đoạn sắp chín thì cố gắng tháo rút nước ra để thu hoạch.
Đối với lúa giai đoạn còn nhỏ, đặc biệt có dấu hiệu sắp đổ ngã, siêu vẹo cây, bà con nên tháo cạn nước và phun các loại phân thuốc giúp cứng cây và dễ trổ bông… - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huỳnh Quang Đức cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
Ớt là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều cây trồng khác. Những năm qua, diện tích ớt trên địa bàn tỉnh liên tục tăng
Sở NN&PTNT đã ban hành Hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sâm Ngọc Linh dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh.
Với phương pháp ấp trứng luân phiên, theo từng đợt, khoảng 2 tuần nữa lò ấp cho ra 100 con vịt con. Với giá bán 150 ngàn đồng/chục, bà Cúc sẽ thu về 1,5 triệu