Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Lưu ý khi nuôi ghép thủy sản

Lưu ý khi nuôi ghép thủy sản
Tác giả: Ban KHKT
Ngày đăng: 18/09/2020

Hỏi: Những loài cá nước ngọt nào có thể nuôi ghép được với nhau, tỷ lệ nuôi ghép như thế nào? (Nguyễn Thành Công, xã Sơn Thành, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình)

Trả lời:

Khi lựa chọn cá nuôi, cần chọn nuôi ghép các loài cá có tính ăn khác nhau, không cạnh tranh về không gian sống, thức ăn. Hiện nay, các loài cá được nuôi phổ biến như: cá mè (loài thích sống ở tầng nước trên và thức ăn chủ yếu là sinh vật phù du); cá trắm cỏ (ưa sống ở nước trong sạch, sống ở tầng nước giữa gần bờ, ăn cỏ, rau, rong, bèo…); cá trôi gồm cá trôi Việt Nam, trôi Ấn Độ, Mrigal (ưa thích sống ở tầng nước giữa và dưới, ăn tạp mùn bã hữu cơ, côn trùng, ấu trùng…); cá rô phi (là loại ăn tạp song chủ yếu là mùn bã hữu cơ, thức ăn nhân tạo); cá chép (thích sống ở tầng nước đáy, ăn động vật đáy như giun, ấu trùng, côn trùng, thóc ngâm, khô dầu, bã đậu…). Ba công thức nuôi ghép được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay gồm:

Nuôi cá rô phi là chính thả ghép thêm các loài cá khác, trong đó: cá rô phi 50%, trôi Ấn Độ hoặc trôi Mrigal 20%, mè trắng 15%, trắm cỏ 5%, mè hoa 5%, chép 5%.

Nuôi cá trôi Ấn Độ là chính, thả ghép các loài cá khác, trong đó: trôi Ấn Độ 50%, trôi Mrigal 20%, mè trắng 20%, trắm cỏ 5%, chép 5%.

Nuôi cá trắm cỏ là chính, thả ghép thêm các loài khác, trong đó: trắm cỏ 50%, mè trắng 20%, trôi Ấn Độ hoặc trôi Mrigal 18%, rô phi 7%, chép 5%.

Hỏi: Nguyên tắc khi nuôi ghép cá? (Phan Thái Thủy, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa)

Trả lời:

Nguyên tắc của việc nuôi ghép chủ yếu dựa vào tính ăn và tập tính sống của cá. Cá sống trong một ao sẽ tận dụng được nguồn thức ăn (kể cả thức ăn sẵn có trong nước và thức ăn tự chế) ở các tầng nước khác nhau, phát huy được mối quan hệ “cùng chung sống, phát triển giữa các loài cá”. Hình thức này cũng giúp tận dụng triệt để không gian sống, từ đó cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Trong ao nuôi ghép, cần tuân thủ một số yêu cầu như: Số loài nuôi dưới 4 loài; Đối tượng nuôi chính chiếm 50% tổng các loại cá, còn lại là các đối tượng ghép thêm; Các loại cá thả ghép phải tương đối đều cỡ nhau và thả cùng thời gian; Các loài cá ghép phải không cùng tính ăn và không gian sống; Thời gian nuôi và giá cá thương phẩm các loài cá gần bằng nhau để dễ bán.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả nuôi tôm – lúa và luân canh tôm sú sinh thái tại Bến Tre Hiệu quả nuôi tôm – lúa và luân canh tôm sú sinh thái tại Bến Tre

Qua 1 năm thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen trong ruộng lúa với diện tích 1 ha, gia đình anh Hiền thu được lãi khoảng 109 triệu đồng.

18/09/2020
Phụ gia thức ăn - Khắc phục hiện tượng tôm xanh vỏ trong hệ thống nhà kính Phụ gia thức ăn - Khắc phục hiện tượng tôm xanh vỏ trong hệ thống nhà kính

Tôm nuôi trong hệ thống nhà kính tại Trung Quốc thường bị xanh vỏ khiến giá bán ra thị trường bị sụt giảm. Hiện tượng này có thể được khắc phục bằng phụ gia

18/09/2020
Tác dụng của Beta-Glucan đối với tôm nuôi Tác dụng của Beta-Glucan đối với tôm nuôi

Beta-Glucan là hợp chất đường liên phân tử được tạo nên từ các đơn phân tử D-glucose gắn với nhau qua liên kết Beta-glycoside.

18/09/2020
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.