Lưu ý đẩy nhanh tiến độ gieo cấy và biện pháp chăm sóc lúa mới cấy vụ mùa năm 2022
* Cần chủ động gieo mạ dự phòng bằng các giống lúa ngắn ngày và giữ lượng mạ dự phòng (đến đầu tháng 8) để phòng lúa bị chết do nắng nóng, ngập úng hoặc các đối tượng khác gây hại.
* Nước tưới:
Điều tiết nước theo công thức “Nông - Lộ - Phơi” giúp cho cây khỏe, cứng cây, từ đó hạn chế sâu bệnh, tăng khả năng chống đổ, tăng năng suất.
Sau cấy, cần giữ mực nước nông 3-5 cm để lúa bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh sớm, tăng khả năng chống nóng cho cây. Mực nước nông đều còn giúp tăng hiệu quả khi sử dụng thuốc trừ ốc và thuốc trừ cỏ cho lúa, đồng thời giúp hạn chế lúa cỏ phát triển.
Cuối tháng 7, đầu tháng 8 thường có mưa lớn, cần chủ động tiêu thoát nước nhanh, tránh để ruộng bị ngập úng; giai đoạn sau cấy, cây lúa chưa kịp bén rễ, hồi xanh, khi bị ngập trong nước nóng lúa rất dễ bị thối và chết.
* Bón phân cho lúa mùa
Vụ Mùa nhiệt độ cao, thường có mưa to và kéo dài, để hạn chế phân bị rửa trôi và bay hơi, giúp cho cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe, đẻ nhánh sớm, chống đổ tốt và hạn chế bệnh bạc lá, phương châm chăm bón lúa mùa là: “Bón đủ lượng, cân đối NPK, hạn chế sử dụng phân đơn; thực hiện lót sâu, thúc sớm và bón chìm phân”.
Phân thúc: Sử dụng các loại phân bón NPK chuyên dùng cho lúa như loại 16:5:17, 12:5:10, 16:16:8… với lượng từ 8 - 12kg/sào tùy loại phân, giống lúa, chân đất và yêu cầu thâm canh.
Bón thúc ngay khi cây bén rễ hồi xanh, bón càng sớm càng tốt, tốt nhất bón sau cấy từ 5-7 ngày (chậm nhất không quá 10 ngày). Với những chân ruộng cao hay mất nước có thể chia làm 2 lần thúc (thúc lần 1 ngay khi cây bén rễ hồi xanh bón 2/3 lượng phân thúc, thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 10 ngày, bón hết lượng phân còn lại).
* Phòng trừ ngộ độc hữu cơ cho lúa Mùa:
Biểu hiện của hiện tượng bị ngộ độc hữu cơ: lá lúa biến vàng, cây còi cọc, rễ vàng, rễ khó phát triển; khi bị nặng rễ đen, thối và khi nhổ lên không có rễ mới hoặc rất ít. Để khắc phục hiện tượng trên thì không bón phân ngay, nhất là phân đạm, cần xử lý cho bộ rễ hồi phục trước:
Trước tiên tháo hết nước ở ruộng để giảm bớt khí độc, sau đó đưa nước mới vào, rắc 10-15 kg vôi bột + 7 - 10 kg lân Supe/sào hoặc bón phân vi sinh, kết hợp sục bùn và thay nước mới. Hoặc sử dụng 100-150 gram chế phẩm Sumitri (có chứa Trichoderma) trộn cát vãi cho 1 sào. Đồng thời sử dụng các chế phẩm kích thích ra rễ như KH, Siêu lân, PenacP… để phun giúp lúa nhanh phục hồi.
Có thể bạn quan tâm
Tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc, phát triển kinh tế nông thôn.
Dù từ đầu năm đến nay, XK nông sản tăng trưởng tốt, song theo nhận định của các chuyên gia, hoạt động này trong thời gian tới sẽ gặp không ít khó khăn.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan nhận định, xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 27,88 tỷ USD chứng tỏ nông sản chúng ta đã bắt đầu được thị trường.