Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Lòng trắng trứng có thể chống lại bệnh nhiễm trùng ở gia cầm

Lòng trắng trứng có thể chống lại bệnh nhiễm trùng ở gia cầm
Tác giả: T.Phương
Ngày đăng: 13/04/2016

Các nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Roslin, trường đại học Edinburg đã phát hiện ra rằng những chất protêin mới được xác định này đã có các đặc tính có thể chống lại bệnh gây ra bởi vi trùng hoặc siêu vi trùng như khuẩn E.coli.

Nghiên cứu tập trung vào họ protêin có những chức năng mà tới giờ vẫn chưa được biết đến.

Nhiều loại prôtêin trong lòng trắng trứng (mới được phát hiện) có đặc tính chống vi khuẩn nhưng nhóm prôtêin này mở ra khả năng tạo ra ra các thuốc chống vi trùng có thể được sử dụng như một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh truyền thống.

Chúng cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh truyền nhiễm ở gia cầm và tăng cường độ ổn định cho ngành sản xuất thực phẩm.

Cũng có khả năng là các prôtêin này có thể được sử dụng để tạo ra các phương pháp điều trị chống lại bệnh truyền nhiễm ở con người.

Các nhà nghiên cứu đã đặt tên nhóm prôtêin là ovodefensins.

Ian Dunn - một chuyên gia sinh vật học nghiên cứu về loài chim tại Viện Roslin cho rằng họ protêin này đã được tìm thấy ở loài thuộc họ chim nhưng vẫn chưa được phát hiện trong các loài đẻ trứng khác, có giả thuyết rằng chúng đã được tạo ra trong quá trình tiến hoá của loài chim nhằm chống lại bệnh truyền nhiễm xác định hoặc có khả năng các loài khác đã bị mất gen đó khi chúng tiến hoá.

Không ngạc nhiên khi lòng trắng trứng có thể chống lại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây nên vì trứng đã được tiến hoá để bảo vệ phôi thai đang phát triển.

Nghiên cứu này được liên minh châu Âu EU tài trợ đã được đăng tải trên tạp chí BMC Immunology.


Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 1 Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 1

Trong bài báo thứ 10 trong loạt bài này, TS. Steve Tullett - cố vấn cho Công ty Aviagen chuyên về ấp nở trứng và khả năng sinh sản- phác thảo những tác động của dinh dưỡng đến thiểu năng sinh sản, tỷ lệ phôi chết và khả năng nở. Bài báo này là một phần tạp chí của trường Kỹ thuật Ross, tiêu đề là "Điều tra thực hành ấp nở".

12/04/2016
Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 2 (Phần cuối) Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 2 (Phần cuối)

Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 2 (Phần cuối)

12/04/2016
Khi nào thay chất độn chuồng gà Khi nào thay chất độn chuồng gà

Khi nào thay chất độn chuồng gà

12/04/2016