Trang chủ / Cây ăn trái / Sơ ri

Lợi ích từ trái Sơ ri

Lợi ích từ trái Sơ ri
Tác giả: NTNN
Ngày đăng: 11/09/2016

1. Thành phần hóa học và lợi ích của trái sơ ri

Sơ ri là loại trái cây mùa hè có thể nói là loại quả giàu đường nhất trong những thứ trái cây màu đỏ, cứ 100g sơri sẽ cung cấp cho chúng ta khoảng 68 calo và khoảng 15mg vitamin C và A.

Ngoài ra, do trái Sơ ri rất giàu chất kẽm nên có tác dụng lợi tiểu, đồng thời chất xơ trong thứ quả này kích thích hoạt động của các cơ quan nội tạng.

Trái Sơ ri được coi là giàu đường nhất trong số những trái cây màu đỏ vì trung bình mỗi trái sơri có tới 15% thành phần là đường gluxít.

81% thành phần cấu tạo trái Sơ ri là nước có chứa các chất khoáng hòa tan và vitamin.

Có thể tìm thấy trong trái Sơ ri rất nhiều loại chất khoáng (500mg/100g), canxi (17mg/100g), kẽm (250mg/100g), sắt, đồng…

Do có hàm lượng nước và kẽm cao, Sơ ri rất có tác dụng lợi tiểu.

Ngoài ra, do lượng chất khoáng phong phú, sơri tham gia tích cực vào việc làm cân bằng hoạt động của cơ quan nội tạng.

Quá trình chuyển hóa của sơri khi vào cơ thể làm giải phóng kẽm, làm trung hòa chế độ dinh dưỡng hiện nay đôi khi có quá nhiều axít.

Chỉ cần bạn ăn khoảng 125g trái Sơ ri là bạn đã cung cấp cho cơ thể 20% đến 30% lượng vitamin C và 25% lượng vitamin A được khuyên dùng nên bổ sung hàng ngày, hay carôten (đây là loại vitamin cần thiết để duy trì tình trạng tốt cho da, chống lại quá trình lão hóa tể bào và còn có thể là tác nhân chống lại ung thư).

Cuối cùng, cũng với 125g trái Sơ ri là bạn đã tiếp nhận cho cơ thể khoảng 15% lượng vitamin B9 và axít pholic (axít ngăn ngừa chứng thiếu máu) khuyên dùng hàng ngày.

2. Hướng phát triển trồng cây sơ ri

Trạm Khuyến nông huyện Gò Công Đông đã thống nhất chọn ấp Ông Gồng (xã Tân Đông) -vùng trồng Sơ ri tập trung nhất ở huyện này – làm thí điểm thành lập Tổ hợp trồng cây Sơ ri sạch.

Đây là điểm trình diễn cho nông dân đến tham quan học tập rút kinh nghiệm.

Đặc sản trái Sơ ri Gò Công hiện có trên 1.000ha (chủ yếu ở huyện Gò Công Đông với 600ha) sản lượng lên đến 30.000 tấn quả/năm.

Nhưng nếu trồng cây đúng kỹ thuật, sản lượng có thể lên đến 50.000 tấn quả/năm.


Có thể bạn quan tâm

Trồng sơri theo kỹ thuật Nhật Trồng sơri theo kỹ thuật Nhật

Sau khi Công ty TNHH MTV Nichirei Suco VN khánh thành và đi vào hoạt động chế biến trái sơri tại xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, nhiều hộ dân tại đây bắt đầu chuyển sang trồng sơri theo kỹ thuật canh tác của Nhật.

11/09/2016
Đôi nét về cây sơ ri Đôi nét về cây sơ ri

Cây sơ ri có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Về sau, nó được trồng phổ biến ở Nam Mỹ với nhiều tên gọi như : malpighia glabra, acerola hay bacbados cherry…

11/09/2016
Nông dân áp dụng kỹ thuật trồng sơ ri mới Nông dân áp dụng kỹ thuật trồng sơ ri mới

Hiện nay, nhiều nông dân trồng sơ ri ở huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã bắt đầu thực hiện quy trình canh tác sơ ri của Nhật Bản theo hướng dẫn của Công ty TNHH MTV Nichirei Suco VN để đáp ứng yêu cầu chất lượng trái sơ ri thu mua phục vụ chế biến của doanh nghiệp này.

11/09/2016