Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Lão nông Thái Nguyên sáng chế được máy bóc vỏ lạc đạt 100kg/giờ

Lão nông Thái Nguyên sáng chế được máy bóc vỏ lạc đạt 100kg/giờ
Tác giả: Hải Hà (Theo Niptex)
Ngày đăng: 24/04/2017

Đầu tháng 3, đoàn công tác Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ đã có dịp đến xóm Tam Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên để gặp ông Lê Duy Bảo, một trong những gương mặt tiêu biểu của tỉnh về sức ảnh hưởng tới bà con nông dân trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Sau cuộc trò chuyện, đoàn được nghe tác giả kể lại câu chuyện chế tạo ra chiếc máy bóc lạc như thế nào. Ý tưởng được nảy sinh khi vào mỗi vụ lạc, ông chứng kiến gia đình và bà con hàng xóm đã mất nhiều thời gian và công sức để bóc vỏ lạc.

Ông Lê Duy Bảo, ở xóm Tam Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã sáng chế thành công chiếc máy bóc vỏ lạc, có thể chạy với công suất 100kg/giờ.

Cấu tạo của máy bóc vỏ lạc khá đơn giản. Ban đầu, máy được cấu tạo từ các thanh gỗ gắn với nhau bởi một chiếc lu và được quay bằng tay. Vì trong quá trình sử dụng, ông muốn nâng cao hiệu suất làm việc nên đã cải tiến máy chạy bằng động cơ điện. Nguyên lý cơ bản của máy là dùng trục quay có cạnh trái khế sát vào lớp vỏ bọc bên ngoài để vỏ lạc dập ra cho hạt rơi xuống.

Sau khi xem xét cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy bóc lạc, cán bộ Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ nhận xét" Các máy bóc vỏ hạt có nguyên lý hoạt động tương ứng máy xay xát lúa , quan trọng quả lô đánh trong lồng để vỡ các vỏ hạt. Hiện nay, trên thị trường có các loại máy đạt năng suất bóc vỏ hạt đến 100kg/giờ, giá bán từ 4-10 triệu. Tác giả muốn thương mại hóa sản phẩm, cần nghĩ tới phương án về bài toán kinh tế và năng suất cao nhất máy đạt được. Chiếc máy bóc vỏ lạc của ông Lê Duy Bảo đã tìm ra nguyên lý để vận hành tuy nhiên cấu tạo đơn giản còn tồn tại nhiều hạn chế làm giảm năng suất.     

Vì vậy, Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ đưa các góp ý giúp hoàn thiện máy trong tương lai như:     

- Thay đổi chất liệu một số bộ phận, chi tiết máy.   

- Thay đổi trục của động cơ ra đằng sau, đảo chiều bánh đai hoặc làm bánh đai quay riêng với chiều ngược lại để chiều quay của bánh cũng chiều kim đồng hồ giúp hạn chế các hạt lỗi, hạt vỡ.   

- Máy có giá hoặc khay sàng để đỡ hạt lạc khi bóc xong nhằm tăng chất lượng hạt sau khi bóc vỏ.


Có thể bạn quan tâm

Sáng chế thiết bị tưới rau màu tiện dụng Sáng chế thiết bị tưới rau màu tiện dụng

Ông Võ Văn Thanh (ấp Tân Hòa, Tân Hương, Châu Thành, Tiền Giang) vừa sáng chế thành công thiết bị tưới rau màu rất tiện dụng

24/04/2017
Cách hay: Che lưới mát cho vườn cam, tiết kiệm 40% chi phí tưới Cách hay: Che lưới mát cho vườn cam, tiết kiệm 40% chi phí tưới

Trong hơn 1 năm qua, một số nhà vườn ở Long Thạnh (Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã mạnh dạn, dùng lưới đen che mát cho vườn cam trong mùa nắng

24/04/2017
Tạo ra giống lúa sử dụng gen cỏ dại để chống chọi hạn hán Tạo ra giống lúa sử dụng gen cỏ dại để chống chọi hạn hán

Tạo ra một giống lúa biến đổi gen, sử dụng gen của một loại cỏ dại họ mù tạt (thale cress) để làm tăng sức chịu hạn của cây lúa.

24/04/2017