Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Làng Plei Lao tiễn biệt những ngày buồn

Làng Plei Lao tiễn biệt những ngày buồn
Tác giả: Ngọc Tấn
Ngày đăng: 25/03/2016

Vượt qua sóng cả…

Tháng 5.2001, tôi có mặt ở Plei Lao khi vụ gây rối xảy ra ở ngôi làng này cách đó chưa lâu. Làng gồm 190 hộ thì đã có hơn 100 hộ có người tham gia vượt biên trái phép; 70 người bị chính quyền xử lý vì hành vi gây rối. Trưởng thôn trốn vào rừng; hệ thống cán bộ thôn tê liệt.

Nhìn con đường lầm bụi đỏ cắt qua làng sùm sụp những mái tôn gỉ sét im lìm, thoảng hoặc lắm mới có người đi ra đường, mắt lấm lét trước sau rồi nhốt mình sau những cánh cửa đóng chặt; vườn tược hoang tàn, lơ thơ vài cụm cà phê héo rũ, đến nỗi “một con gà con đứng đầu làng, cuối làng cũng trông thấy rõ”... Hình ảnh ví von đầy ấn tượng của chính người Plei Lao ấy khiến ai cũng nghĩ ngôi làng này thật khó mà trở về cái “thiên lương” vốn có ngày xưa.

“Bây giờ Plei Lao đã có khoảng 20ha hồ tiêu. Kể hết chuyện vượt khó của làng này thì dài lắm nhưng chẳng có cái khó nào lại không vượt được khi lẽ đời đã sáng trong đầu” .

Rơ Mah Kra - trưởng thôn Plei Lao tự tin bảo với tôi vậy

Vậy mà ai ngờ, chỉ năm sau đó Plei Lao đã bắt đầu “lột xác”. Bí thư Chi bộ Nguyễn Thành Đồng kể, Đầu tiên, dân làng tự góp tiền kéo điện về để khôi phục sản xuất. Đến năm 2004, trong khi một số “điểm nóng” rục rịch việc vượt biên trái phép thì ở làng tuyệt nhiên không ai nói đến chuyện đó.

Từ số hộ nghèo chiếm hơn một nửa, nay làng chỉ còn 10 hộ (hầu hết do thiếu đất sản xuất, bệnh tật bất khả kháng); 70% hộ ở Plei Lao đã có phương tiện máy móc phục vụ sản xuất. Hộ thu nhập cao của làng đã vươn tới con số 400 - 500 triệu đồng/năm…

Và điều tưởng như nghịch lý, những người từng tham gia vượt biên gây rối trước kia, giờ lại là những người giàu ý làm ăn nhất. Chẳng hạn như Siu Bun, từng vượt biên trái phép sang Campuchia 2 năm. Gây dựng lại gia cảnh từ suy sụp, giờ gia đình Bun đã có 2.000 trụ tiêu, 1ha cà phê, không kể đất rẫy, mỗi năm thu nhập hơn 400 triệu đồng…

Có làm mới có ăn

Sau giấc mộng vượt biên để tìm cuộc sống sung sướng nơi xứ người nhưng hầu hết bị trả về, rồi một số người đi trót lọt viết thư kể cuộc sống khó khăn, tiền gửi cho gia đình không như kỳ vọng, người ta chợt ngộ  ra “trên đời chẳng ai cho không ai cái gì”. Được lãnh đạo, chính quyền địa phương động viên, giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình khó khăn, ai cũng hiểu “có làm mới có ăn”. Mưu sinh trên đất này xưa nay vốn đã không dễ. Song cảm phục nhất ở người Plei Lao vẫn là ý chí chinh phục cây hồ tiêu.

Cho đến bây giờ dù nhiều nơi điều kiện thuận lợi nhưng vẫn chưa trồng nổi hồ tiêu thì ở Plei Lao, những rừng trụ xi măng trồng tiêu vẫn cứ rùng rùng mọc lên. Không ít người và không ít lần nếm trải thất bại nhưng không ai nản… Riêng việc để có nước tưới, một cái giếng phải đào mất 70 – 80 triệu đồng, nếu gặp đá thì phải cả trăm triệu đồng…

Đến Plei Lao không ít người đã phải “choáng” vì những giếng tưới mà đá đào lên đủ xây cả căn nhà. “Bây giờ Plei Lao đã có khoảng 20ha hồ tiêu. Kể hết chuyện vượt khó của làng này thì dài lắm nhưng chẳng có cái khó nào lại không vượt được khi lẽ đời đã sáng trong đầu” – Rơ Mah Kra - trưởng thôn Plei Lao tự tin bảo với tôi vậy.

 Bằng ý chí tự thân, Plei Lao đã thực sự “tiễn biệt những ngày buồn”…


Có thể bạn quan tâm

Liều vay vốn chăn nuôi, trở thành nông dân giỏi Liều vay vốn chăn nuôi, trở thành nông dân giỏi

Về thôn Quý Hương, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) hỏi thăm gia đình anh Lê Văn Ân thì nhiều người biết, bởi nhờ cần cù, chịu khó, mạnh dạn làm ăn anh đã thoát nghèo vươn lên khá giả.

25/03/2016
Đàn bò Thạch Sanh của Y Bắp Đàn bò Thạch Sanh của Y Bắp

Ở làng Đăk Viên, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) nhiều hộ đã thoát nghèo nhờ nuôi bò rẽ. Người lập ra mô hình này là chị Y Bắp, 29 tuổi, người dân tộc Xê Đăng.

25/03/2016
Đổ xô vào rừng tranh giành hái ươi xanh Đổ xô vào rừng tranh giành hái ươi xanh

Mấy ngày trở lại đây, nhiều người dân ở huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum lại đổ xô vào rừng lấy trái ươi mang về bán cho thương lái.

25/03/2016