Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Làn sóng công nghệ sinh học thủy sản

Làn sóng công nghệ sinh học thủy sản
Tác giả: Tuấn Anh (tổng hợp)
Ngày đăng: 08/06/2018

Qua Hội nghị nuôi trồng thủy sản châu Á - Thái Bình Dương (APA 2018) diễn ra tại Đài Loan vào tháng 4/2018, dễ nhận thấy xu hướng của ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học. Đây cũng chính là những giải pháp có thể tháo gỡ được những nút thắt trong sản xuất và nuôi trồng thủy sản.

Ứng dụng công nghệ sinh học là chìa khóa thành công trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: ST 

Sự kiện APA 2018 lần đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Đài Bắc, Đài Loan trong 3 ngày (24 - 26/4/2018). Đơn vị tổ chức gồm Chi hội châu Á - Thái Bình Dương, thuộc Hiệp hội nuôi trồng thủy sản Thế giới, Đại học Biển quốc gia Đài Loan (NTOU) và được hỗ trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục thủy sản Đài Loan, Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan. 

Theo Allen Wu, Giám đốc nuôi trồng thủy sản Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nutriad, đặt tại Đài Bắc, Đài Loan tiên phong trong nuôi trồng thủy sản hiện đại và mặc dù, hiện nay sản xuất ở Đài Loan còn hạn chế, song chuyên môn của nhiều công ty và nhà tư vấn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở châu Á và trên toàn thế giới.

TS Ching-Fong Chang, lãnh đạo tại NTOU chia sẻ: “Một ngành nuôi trồng thủy sản được coi là vững mạnh phải hoạt động hiệu quả theo 3 nguyên tắc: kinh tế, xã hội và môi trường”. Theo ông Chang, những năm gần đây, công nghệ sinh học biển đã được sử dụng để tạo đột phá trong ngành nuôi trồng thủy sản mà điển hình là phát triển vaccine ngăn chặn dịch bệnh. Trong hoạt động nuôi cá mú, virus gây bệnh NNViridovirus đã ảnh hưởng lớn tới năng suất vì khiến tỷ lệ chết lên tới 90 - 100%. Do đó, tại APA 2018, nhiều chuyên gia tập trung thảo luận về công nghệ sinh học trong quản lý NNV và iridovirus ở nhiều loại cá mú nuôi. Cùng đó là rất nhiều giải pháp được đưa ra và đều dựa vào các ứng dụng công nghệ sinh học.

TS Peter De Schryver tại Công ty Inve Aquaculture chi nhánh Thái Lan cho biết, dịch bệnh chính là trở ngại lớn nhất của ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay. Do đó, nhóm chuyên gia do TS Petter đứng đầu gồm nhiều thành viên thuộc Đại học Ghent, Bỉ đang kêu gọi và hướng dẫn nông dân cùng nhiều trại nuôi phải bỏ ngay hình thức quản lý bằng kinh nghiệm truyền miệng, mà thay vào đó là quản lý trại nuôi bằng kiến thức có cơ sở khoa học. Điều này đồng nghĩa, người nuôi thủy sản cần phải chú trọng quản lý vi khuẩn trong trại nuôi và trại giống. Ông cho biết thêm, trong quản lý hệ sinh thái ao nuôi và trại giống hiện nay, Inve Aquaculture đang nuôi cả vi khuẩn có lợi và có hại cho tôm hoặc cá. Để đạt được sự bền vững, chúng ta cần phải học các sử dụng vi khuẩn có lợi. Đây cũng là những bước tiến trong ngành nghiên cứu vi khuẩn và là công cụ để ngăn chặn vi khuẩn ở mức độ phân tử, đó là gen di truyền trong vi khuẩn, từ đó quyết định sự đa dạng sinh học trong hệ thống nuôi thủy sản.

Rất khó đoán được tỷ lệ sống của vật nuôi ở trại giống, nhưng nếu nghiên cứu kỹ về hệ thống nuôi thì chúng ta sẽ thấy hỗn hợp vi khuẩn ở 3 nhóm: vi khuẩn có lợi/trung tính, vi khuẩn có hại và vi khuẩn cơ hội. Chúng ta cần phải xóa bỏ mọi trở ngại và tìm cách để vi khuẩn có lợi thống trị các vi khuẩn cơ hội. Và để làm được điều này, an toàn sinh học chính là một công cụ hữu ích nhất; ví dụ để kiểm soát vi khuẩn cơ hội trong trại nuôi con giống, công nghệ tuần hoàn cùng hệ thống lọc sinh học chính là giải pháp. Ngoài ra, ứng dụng của quản lý vi khuẩn giảm thiểu bùng phát dịch bệnh EMS/AHPND. Tuy nhiên, công nghệ mới đem đến nhiều cơ hội để tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và phương thức chăn nuôi bền vững, nhưng cũng tạo ra thách thức mới cho lĩnh vực nghiên cứu và năng lực điều hành của các nước đang phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Xử lý bùn thải ao nuôi tôm chuyển hóa thành điện sinh học Xử lý bùn thải ao nuôi tôm chuyển hóa thành điện sinh học

Dự án “xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi thành năng lượng điện thông qua pin nhiên liệu rắn thế hệ mới” đã thu hút sự quan tâm

08/06/2018
VIETSHRIMP 2018: Các vấn đề khoa học công nghệ nổi bật VIETSHRIMP 2018: Các vấn đề khoa học công nghệ nổi bật

Hội thảo khoa học công nghệ Vietshrimp 2018 gồm 2 chủ đề: “Khoa học công nghệ phục vụ nuôi tôm công nghệ cao” và “Phát triển nuôi tôm bền vững”

08/06/2018
Tiết kiệm năng lượng nuôi trồng thủy sản Tiết kiệm năng lượng nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, năng lượng để phục vụ khâu bơm nước, quạt nước, sục khí, hút bùn, quan trắc môi trường và các hoạt động khác cần 50 - 200 triệu đồng

08/06/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.