Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Lần đầu tiên nuôi cá chạch thành công nhờ lão nông Đậu Tiến Sỹ

Lần đầu tiên nuôi cá chạch thành công nhờ lão nông Đậu Tiến Sỹ
Tác giả: X.Hoàng - Q. An
Ngày đăng: 13/03/2018

Lão nông Đậu Tiến Sỹ ở xóm Quỳnh Lưu, xã Tân An, huyện Tân Kỳ triển khai mô hình nuôi cá chạch đồng trên 3 sào ruộng, bước đầu cho thấy hiệu quả. 

Mô hình nuôi cá chạch đồng của lão nông Đậu Tiến Sỹ, xóm Quỳnh Lưu, xã Tân An, huyện Tân Kỳ. Ảnh: Quang An

Ông Đậu Tiến Sỹ cho biết: Cách đây 4 tháng, gia đình quyết định cải tạo 3 sào ruộng thành cái ao để thử nuôi cá chạch đồng. Xong xuôi ao ruộng, ông tìm đến một cơ sở sản xuất giống cá chạch ở tỉnh Thái Bình mua 12 vạn con giống (2,2 triệu đồng) về thả.

Ao nuôi được đắp bờ bao xung quanh, rào bằng thép gai, thép B40 cẩn thận. Tuy nhiên, đợt mưa lũ trong tháng 10 khiến ao ngập nước, một số lượng cá chạch thoát ra ngoài.

Ông chịu khó học hỏi kinh nghiệm nuôi cá chạch trên các tài liệu, sách báo, nên sau 4 tháng nuôi thả, từ  con giống chỉ bằng cái tăm, đã lớn bằng ngón tay, trọng lượng cứ 45 con đạt 1 kg. Ông Sỹ dự kiến một thời gian ngắn nữa sẽ xuất bán. 

Sau 4 tháng nuôi, cá chạch của gia đình ông Đậu Tiến Sỹ đạt trọng lượng 45 con/kg. Ảnh: Xuân Hoàng

Hiện phía công ty cung ứng con giống nhận thu mua cá chạch thương phẩm với giá 80.000 đồng/kg. Theo ông Sỹ cho biết: Cá chạch dễ nuôi, không thấy dịch bệnh, tương đối nhanh lớn.

Đây là mô hình nuôi cá chạch đầu tiên trên địa bàn huyện Tân Kỳ, bước đầu đánh giá là thành công.

Cá chạch đồng là loài ăn tạp, ưa lạnh, thức ăn chủ yếu là phù du, vi sinh vật và cả phụ phẩm nông nghiệp. Nếu ruộng được bón lót đầy đủ có nhiều thức ăn tự nhiên thì có thể giảm thức ăn tinh.

Để chuẩn bị thức ăn cho cá, hộ nuôi theo mô hình cá chạch luồn lúa chủ động đóng phân chuồng đã lên men vi sinh vào bao sau đó thả xuống ruộng. Phân men vi sinh tạo ra màu để nuôi cá đồng thời là môi trường để tạo nguồn thức ăn: vi sinh, giun đỏ cho cá giống. Sử dụng thức ăn men vi sinh cho cá chạch không những tạo môi trường giàu ôxy còn giúp tiết kiệm chi phí xử lý phế thải trong chăn nuôi, đồng thời giảm chi phí mua thức ăn; đồng thời phân vi sinh bón trực tiếp cho lúa giúp tăng năng suất lúa, hạn chế sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu.

Thu hoạch: Sau 5-6 tháng nuôi cá chạch thương phẩm phải đạt kích cỡ 25-40 con/kg có thể thu tỉa hoạc thu toàn bộ để xuất bán.


Có thể bạn quan tâm

Ngành tôm năm 2018: Mũi nhọn công nghệ Ngành tôm năm 2018: Mũi nhọn công nghệ

Kế hoạch ngành tôm năm 2018: Diện tích thả nuôi 800.000 đến 1 triệu ha, tập trung chủ yếu ở ĐBSCL; nhu cầu con giống là 130 tỷ con

12/03/2018
Lưu ý sử dụng vôi trong nuôi thủy sản Lưu ý sử dụng vôi trong nuôi thủy sản

Vôi là một trong những chất dùng để xử lý môi trường khá rẻ tiền, có nhiều tác dụng và hiệu quả cũng rất cao.

13/03/2018
Lưu ý khi sử dụng vôi và hóa chất cho ao nuôi Lưu ý khi sử dụng vôi và hóa chất cho ao nuôi

Bón vôi nhiều ở những vùng trũng của đáy ao, nơi có nhiều phèn. Rải vôi đều khắp mặt ao, bờ ao. Có thể cày bừa đáy ao để vôi ngấm sâu vào đất giúp diệt khuẩn

13/03/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.