Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Làm thế nào để xử lý amoniac tăng đột biến trong nuôi tôm - Phần 2

Làm thế nào để xử lý amoniac tăng đột biến trong nuôi tôm - Phần 2
Tác giả: 2LUA.VN biên dịch
Ngày đăng: 17/11/2020

Những người sản xuất có thể kiểm soát lượng amoniac tăng đột biến bằng cách thay đổi các thông số hóa học của nước nuôi. Ảnh: Kurt Servin

Cách ngăn ngừa sự tích tụ amoniac

Để ngăn ngừa các vấn đề về amoniac trong ao nuôi tôm thì cần phải có phương pháp quản lý thích hợp để giữ cho nồng độ amoniac dưới ngưỡng tối đa hoặc dưới ngưỡng nồng độ có thể gây chết tôm. Sau đây là các thông số quan trọng để ngăn ngừa nồng độ amoniac gia tăng.

Các phép đo hàng tuần

Nên thực hiện các phép đo hàng tuần, tăng tần suất đo lên hàng ngày khi xảy ra các vấn đề như bệnh tật hoặc nồng độ oxy hòa tan thấp. Các phép đo có thể được thực hiện bằng các bộ dụng cụ hiện trường dễ sử dụng, một phòng thí nghiệm tại chỗ hoặc phòng thí nghiệm của bên thứ ba. Chúng tôi khuyến nghị rằng thỉnh thoảng nên sử dụng các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cùng với các thử nghiệm hiện trường để kiểm tra độ tin cậy và độ chính xác. TAN, nitrit và nitrat, độ kiềm, nồng độ oxy hòa tan (DO), độ mặn và độ pH phải được đo cùng một lúc.

Chế độ cho ăn

Nguồn amoniac chính trong ao nuôi tôm là từ thức ăn chăn nuôi đầu vào. Một biện pháp nhằm để ngăn ngừa sự tích tụ của amoniac là thực hành quản lý thức ăn thích hợp thông qua việc lập kế hoạch cho ăn theo chế độ. Chế độ cho ăn ghi rõ khẩu phần, số lượng và thời gian biểu.

Chế độ ăn đề cập đến loại thức ăn cụ thể (ví dụ thức ăn tươi sống hoặc thức ăn nhân tạo) và hàm lượng protein, đây là thành phần xác định lượng amoniac được thải vào trong nước. Số lượng đề cập đến tỷ lệ cho ăn được sử dụng trong hệ thống. Tỷ lệ cho ăn phải tính đến số lượng sinh khối và mục tiêu tăng trưởng trung bình hàng ngày (ADG). Còn lịch cho ăn là thời gian và khẩu phần thức ăn tại mỗi thời điểm cho ăn.

Chế độ cho ăn cần tính đến nhu cầu sinh trưởng của tôm và sức chứa của nước và môi trường dưới đáy ao. Điều này được thực hiện nhằm ngăn chặn việc cho ăn quá nhiều dẫn đến tích tụ amoniac trong nước.

Duy trì độ kiềm

Độ kiềm là thước đo khả năng trung hòa axit và bazơ của thủy vực và do đó duy trì độ pH khá ổn định và môi trường nước ổn định. Mức dao động độ pH tối đa không được vượt quá 0.5. Điều quan trọng là phải duy trì độ pH ổn định ở ngưỡng an toàn vì nó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và các quá trình sinh lý khác của sinh vật nuôi. Ngưỡng độ kiềm tối ưu là 120-200 ppm.

Giữ cho độ pH ổn định

Như đã giải thích ở trên thì độ pH là một yếu tố quan trọng của quá trình ion hóa amoniac, yếu tố này quyết định độc tính của bản thân amoniac. Độ pH của nước nuôi phải được duy trì ở ngưỡng pH tối ưu trong khoảng từ 7.7 đến 8.3 đơn vị.

Quản lý độ mặn

Độ mặn ảnh hưởng đến cường độ ion của nước nuôi mà cường độ này xác định tỷ lệ ion hóa amoniac, mà tỷ lệ này lại quyết định độc tính của bản thân amoniac. Một nghiên cứu trên tôm vằn cho thấy rằng độ mặn quyết định sự tăng trưởng và khả năng chịu đựng amoniac của các sinh vật nuôi. Do đó, nước nuôi phải được duy trì ở ngưỡng độ mặn tối ưu từ 25 đến 35 ppt.

Nồng độ oxy hòa tan

Lượng oxy hòa tan đầy đủ có thể giúp duy trì quá trình nitrat hóa, điều này rất quan trọng đối với việc loại bỏ amoniac ra khỏi nước nuôi. Quá trình nitrat hóa cân bằng nồng độ amoni, nitrat và nitrit để tôm phát triển khỏe mạnh hơn. Ngưỡng nồng độ oxy hòa tan thích hợp cần thiết để ngăn chặn sự tích tụ amoni là >5 ppm.

Giải quyết các vấn đề về amoniac

Như đã giải thích ở trên thì amoniac không được ion hóa (NH3) là chất độc đối với tôm. Các giới hạn trên của NH3 được mô tả trong bảng dưới đây.

Giới hạn trên của nồng độ amoniac không được ion hóa ở các độ mặn khác nhau. Ảnh: Alune

Nếu nồng độ amoniac trong trang trại của bạn đã vượt quá ngưỡng tối đa và bạn nhìn thấy những sự bất thường trong hành vi hoặc thể chất (hoặc thậm chí tử vong) ở tôm nuôi thì cần có một số biện pháp đối phó quan trọng. Những biện pháp này có thể hoạt động như một giải pháp xử lý tức thời và có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề xa hơn nữa, chẳng hạn như bùng phát dịch bệnh.

Liệu pháp vật lý

Một trong những biện pháp làm giảm nồng độ amoniac trong các ao chăn nuôi tôm là pha loãng nước, thường là thông qua quá trình trao đổi nước hoặc tuần hoàn nước. Điều này không chỉ làm giảm nồng độ amoniac mà còn tạo ra môi trường tốt hơn cho tôm.

Có thể thực hiện quá trình trao đổi nước hàng ngày từ 10 đến 40 phần trăm tổng lượng nước cho đến khi nồng độ amoniac đạt mức an toàn. Cần áp dụng quy trình thao tác chuẩn (SOP) trong quản lý chất lượng nước khi thực hiện trao đổi nước, đặc biệt là khi thay nước vượt quá 15%.

Tăng tốc độ nitrat hóa

Sự tích tụ amoniac có thể là do tốc độ nitrat hóa thấp. Để chống lại điều này thì tốc độ nitrat hóa có thể được tăng lên bằng cách bổ sung vi khuẩn nitrat hóa từ các sản phẩm thương mại. Việc này sẽ dẫn đến sự gia tăng nitrit, mặc dù ít độc tính hơn NH3 nhưng vẫn độc hại và các kế hoạch quản lý khác nên được áp dụng kết hợp với các liệu pháp vật lý khác.

Tăng độ kiềm

Sự gia tăng nồng độ amoniac có thể là do mức dao động của độ pH bị gây ra bởi độ kiềm thấp. Nếu độ kiềm thấp thì cần cho thêm khoảng 12.5 ppm các hợp chất bicacbonat như CaO, CaCO, CaMg (CO3) hoặc NaHCO vào trong nước mỗi hai đến ba ngày một lần cho đến khi độ kiềm đạt đến ngưỡng tối ưu là 120 đến 200ppm.

Duy trì sự bổ sung vi khuẩn

Để duy trì sức khỏe của tôm thì men vi sinh cần được bổ sung vào thủy vực. Điều này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh cho các mầm bệnh cơ hội. Các chế phẩm men vi sinh thường được sử dụng trong chăn nuôi tôm là Bacillus sp, Lactobacillus sp và Pseudomonas sp.

Việc giảm bớt và thay thế thức ăn chăn nuôi đầu vào

Thức ăn chăn nuôi là một trong những nguồn sản sinh amoniac chính trong thủy vực. Do đó, khi vấn đề về amoniac xuất hiện thì lượng thức ăn nên được giảm bớt từ 30 đến 40 phần trăm. Bên cạnh đó, dưới sự tác động của amoniac nồng độ cao làm cho sự thèm ăn của tôm bị giảm xuống và việc giảm bớt lượng thức ăn sẽ tránh được tình trạng cho ăn quá nhiều.

Ngoài việc giảm bớt lượng thức ăn thì nồng độ amoniac trong nước nuôi có thể được giảm xuống bằng cách thay thế thức ăn. Việc thay thế thức ăn hiện tại bằng thức ăn có chứa hàm lượng nitơ hoặc protein thấp hơn sẽ làm giảm lượng nitơ đầu vào đi vào thủy vực.

Hút bùn

Amoniac được giải phóng vào thủy vực do sự phân hủy của tải trọng hữu cơ, chúng lắng xuống dưới dạng bùn ở đáy ao. Việc hút bùn có thể loại bỏ lượng thức ăn thừa này hoặc bất kỳ chất hữu cơ nào dưới đáy ao. Việc này làm giảm nồng độ amoniac và ngăn ngừa sự tích tụ thêm amoniac do vi sinh vật phân hủy.

Biện pháp xử lý tiếp theo và biện pháp tuần hoàn bán khép kín

Một ao sau xử lý là nơi thực hành lý tưởng, vừa để giảm tải lượng nước thải ra môi trường vừa là nguồn trao đổi nước được kiểm soát sinh học. Các biện pháp xử lý tiếp theo chủ yếu được sử dụng để làm giảm nồng độ amoniac và mầm bệnh thải ra môi trường, giúp duy trì chất lượng nước tại địa phương và duy trì sức chứa.

Một công dụng khác của các ao sau xử lý là làm sạch nước và giảm nồng độ amoniac, sau đó bơm một phần nước trở lại các ao nuôi tôm thương phẩm. Các biện pháp xử lý tiếp theo có thể đạt được thông qua một số cách từ các mô hình ao chăn nuôi cá măng biển và rong biển đến các ao lắng, các quy trình bán cơ học và xử lý hóa học.

Sử dụng các chiến lược khác nhau để quản lý amoniac

Amoniac là một yếu tố hạn chế đáng kể trong sản xuất tôm. Sự tích tụ của nó có thể đạt tới mức độc hại và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và chất lượng nước. Điều này có thể dẫn đến giảm năng suất của trang trại, gây thiệt hại kinh tế và làm tôm bị chết.

Tuy nhiên, sự tích tụ amoniac có thể được ngăn chặn bằng cách duy trì các thông số quan trọng của nước, chẳng hạn như độ kiềm, độ pH, độ mặn và nồng độ oxy hòa tan. Một khi vấn đề về amoniac phát sinh thì có những biện pháp đối phó có thể được thực hiện. Những biện pháp này bao gồm liệu pháp vật lý, tăng tốc độ nitrat hóa và tăng độ kiềm, bổ sung men vi sinh, duy trì chế độ cho ăn hợp lý và hút bùn ao.

Áp dụng khoa học tiên tiến, công nghệ thích hợp và sự hỗ trợ của chuyên gia có thể giúp cho những người nuôi tôm khống chế các vấn đề về amoniac, đồng thời tăng năng suất và lợi nhuận.


Có thể bạn quan tâm

Sản xuất bột nêm từ thịt cá lóc Sản xuất bột nêm từ thịt cá lóc

Cá lóc (Channa striata) được nuôi phổ biến ở Đồng Bằng sông Cửu Long bởi chất lượng thịt thơm ngon, giá thành hợp lý và là đối tượng nuôi nhiều triển vọng

16/11/2020
Chống oxy hóa cực mạnh cho cá chép Chống oxy hóa cực mạnh cho cá chép

Lá oliu chứa Oleuropein, một chất chống oxy hóa mạnh, còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả. Ngoài ra còn chống viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch.

16/11/2020
Làm thế nào để xử lý amoniac tăng đột biến trong nuôi tôm - Phần 1 Làm thế nào để xử lý amoniac tăng đột biến trong nuôi tôm - Phần 1

Amoniac là chất thải nitơ được tạo ra từ nguyên liệu đầu vào có trong thức ăn chăn nuôi và sự phân hủy của vi sinh vật hữu cơ trong các cột nước

17/11/2020