Trang chủ / Rau củ quả / Bầu bí

Làm thế nào đề bông bí thật sự là một loại rau sạch

Làm thế nào đề bông bí thật sự là một loại rau sạch
Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt - Chi cục BVTV Bến Tre
Ngày đăng: 20/04/2017

Bí đỏ (còn gọi là bí rợ) là một loại rau được trồng phổ biến vào tháng 5 đến tháng 6 dương lịch. Bí đỏ dễ trồng, trái có thể tồn trữ lâu và là loại cây trồng mang giá trị kinh tế cao. Ngoài thu hoạch trái là sản phẩm chính, nông dân còn thu hoạch cả đọt bí và bông bí, loại rau rất ngon, chế biến được nhiều món ăn nên thậm chí được ưa chuộng hơn cả trái. Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ sinh trưởng, bí đỏ bị nhiều loài sâu hại tấn công, trong khi đọt bí và bông bí phải thu hoạch hàng ngày nên việc sử dụng hoá chất không thận trọng sẽ rất dễ để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để bông bí thật sự là một loại rau sạch mà người tiêu dùng không còn lo ngại khi sử dụng? Đây là một vấn đề mà nông dân trồng bí cần phải quan tâm.

Khi bí đã có 3-4 lá thật, cây sắp ngả ngọn thì cần vun gốc kịp thời để cho bí có ngọn to, bụ bẫm, non mới bán được giá. Mỗi dây để 3-4 nhánh khỏe, tỉa các nhánh còn lại làm rau ăn. Trên dây bí đỏ lượng hoa đực rất lớn nên sau khi đã đậu trái, hoa đực được tỉa hàng ngày. Trong giai đoạn này, bí đỏ thường bị 2 loại sâu hại tấn công là bọ dưa và sâu xanh ăn lá.

Trưởng thành bọ dưa là bọ cánh cứng màu vàng cam, hình bầu dục. Bọ trưởng thành hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối, trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất, đẻ trứng rãi rác trên mặt đất. Sâu non sống và hóa nhộng trong đất. Bọ trưởng thành cạp lớp biểu bì mặt lá thành một đường vòng làm lá bị thũng thành những lổ tròn. Bọ dưa thường cắn phá mạnh dây bí có 4-5 lá thật, mật số cao có thể làm cây trụi hết lá và đọt non. Khi dây bí lớn, lá có nhiều lông ít bị bọ dưa cắn phá. Ấu trùng bọ dưa sống trong đất ăn rễ cây làm cây sinh trưởng kém và có thể chết.

Sâu xanh ăn lá thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, nhã tơ cuốn lá non lại ở bên trong cắn đọt và lá, khi có trái non, sâu gặm trái làm vỏ sần sùi loang lỗ. Khi đẫy sức, sâu hoá nhộng trong lá cuốn hoặc trong lá khô ở mặt đất. Sâu xanh ăn lá phát sinh gây hại từ khi dây bí còn nhỏ đến khi có trái, nhiều nhất là khi cây bắt đầu ra hoa và có trái non.

Giai đoạn ra hoa, đọt bí và bông bí được thu hoạch hàng ngày. Song, lúc này sâu hại cũng phát triển nhiều. Vì thế, để bảo vệ năng suất đồng thời phải bảo đảm nông sản sạch,  nông dân nên áp dụng biện pháp thủ công phòng trừ sâu hại như bắt bằng tay, dùng vợt bắt trưởng thành bọ dưa và sâu xanh ăn lá hoặc chọn lọc những loại thuốc sinh học ít độc, có thời gian cách ly ngắn từ 1-3 ngày. Có thể sử dụng một số thuốc như: Map-Biti WP 50.000 IU/mg, Proclaim 1.9EC , Biocin 16WP, Success 25SC,…. Phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tuyệt đối phải ngưng thu hoạch đọt và bông sau khi phun thuốc, bảo đảm đúng thời gian cách ly.

Bí đỏ cần lượng nước rất lớn để duy trì được năng suất và sản lượng chất xanh cao, vì vậy cần tưới nước thường xuyên, đảm bảo độ ẩm cho cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt./.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bầu nhiều quả Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bầu nhiều quả

Nhờ sở hữu kỹ thuật trồng cây không quá phức tạp, giàn cây có tác dụng tạo bóng râm đồng thời là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng nên cây bầu được trồng và sử dụng ở nhiều nơi.

26/09/2016
Kỹ thuật trồng cây bầu Kỹ thuật trồng cây bầu

1. GIỚI THIỆU: Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Trái non là bộ phận sử dụng để luộc, nấu canh hay xào khi ăn hoặc thái nhỏ, phơi khô để ăn dần.

26/09/2016
Cách trồng bầu an toàn Cách trồng bầu an toàn

Cây bầu còn gọi là bầu nậm, bầu đất, bầu canh. Quả bầu vừa là món ăn ngon, mát bổ vừa là thuốc chữa bệnh. Bầu có thể trồng quanh năm nhưng mùa nắng cây ít bệnh và cho năng suất cao hơn.

26/09/2016