Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Làm sao để mỗi lứa đẻ heo nái vừa đông con, vừa khỏe mạnh - Phần 2

Làm sao để mỗi lứa đẻ heo nái vừa đông con, vừa khỏe mạnh - Phần 2
Tác giả: CN
Ngày đăng: 21/07/2016

3/ Kích thích đẻ

Có thể tiêm prostaglandin hoặc 1 chất tương tự để kích thích nái đẻ. Chất này sẽ phát huy tác dụng sau khi chích khoảng 27 tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên việc kích thích đẻ bằng phương pháp này có thể gây ra hiện tượng đẻ non, và giảm chất lượng sữa non.

 4/ Nhiệt độ

Trời quá nóng sẽ khiến heo mẹ ăn ít đi, làm giảm khả năng tiết sữa và sữa đầu cho heo con.

Ngược lại, trời quá lạnh thì heo con vừa bị hạ thân nhiệt, vừa dễ bị đau bụng tiêu chảy và đồng thời giảm khả năng bú sữa, vì thế heo con dễ bị chết vì đói.

Đối với heo từ 2 ngày tuổi trở đi, nhiệt độ nhà đẻ nên ở mức 20oC.

5/ Sữa đầu

Heo con cần bú sữa đầu trong vòng 6 – 12 tiếng sau khi lọt lòng mẹ.

Trong khoảng thời gian 6-12 tiếng này, heo con cần hấp thu các yếu tố miễn dịch (kháng thể, các chất kháng khuẩn, cytokine, bạch cầu...) được tiết ra từ mẹ và cung cấp qua sữa đầu.

Số heo con trong 1 lứa không nên vượt quá số núm vú của heo mẹ. Và với nái đẻ lứa đầu, thì nên giới hạn ớ mức 10 heo con trở xuống.

Thức ăn tập ăn cho heo con nên được cung cấp trong khay và đặt trong chuồng nái đẻ cho heo con tập ăn từ ngày tuổi thứ 10 - 14 trở đi. 

6/ Ghép đàn heo con sơ sinh

Ghép đàn heo con sơ sinh nếu cần thì nên được thực hiện càng sớm càng tốt sau sinh.

Nên ghép những heo con có trọng lượng tương đồng vào cùng một ổ.

Ổn định việc ghép đàn nội trong 24 giờ đầu tiên sau sinh sẽ giúp heo con dễ dàng có trọng lượng đồng đều khi cai sữa.

7/ Hiện tượng mẹ đè

Heo con thường không rời heo mẹ nửa bước trong 3 ngày đầu đời, việc này dẫn đến nguy cơ heo con bị mẹ đè chết. Vì thế trước khi cho nái mẹ ăn, bạn nên quây heo con lại 1 chỗ. Khi nái mẹ ăn xong thì nên thả heo con về với mẹ, và không nên nhốt chúng quá 1 tiếng đồng hồ.

* Những lưu ý khác

  • Trong vòng 30 ngày cuối thai kỳ, heo con phát triển tới 60% hình hài cơ thể, giai đoạn trước đó chỉ hoàn thiện được 40%.

  • Khi nái mẹ chuẩn bị đẻ, nên điều chỉnh nhiệt độ khu vực sinh nở ở mức 24 độ C.

  • Quãng thời gian con heo đầu tiên chui ra khỏi bụng mẹ cho đến con cuối cùng không nên dài hơn 5 tiếng đồng hồ. Từ 6 tiếng trở lên thì nguy cơ chết lưu sẽ tăng lên gấp đôi.

  • Sau chết lưu, thì nguyên nhân thứ hai phổ biến nhất gây hao hụt heo con chính là do mẹ đè

  • Nếu chăm sóc chu đáo, có thể giảm 50% tỉ lệ chết lưu và giảm 18% tỉ lệ heo con chết trước cai sữa.

    Tuy nhiên nếu tác động vào nái mẹ quá nhiều, sẽ kéo dài thời gian đẻ và cũng làm tăng tỉ lệ chết trước cai sữa.

    Tác động nái mẹ quá nhiều có thể kể đến như tiêm oxytoxin, tiêm progtaglandin, tiêm estrogen kích lên giống...

    Vì vậy, ngày nay các nước tân tiến đang dần chuyển đổi sang sử dụng những sản phẩm mang tính bền vững và tự nhiên hơn.

    Điển hình như các sản phẩm viên thuốc nhỏ, cho nái nhai trực tiếp có chức năng cung cấp dinh dưỡng để cải thiện thể trạng nái.

  • Việc ghép đàn heo con sơ sinh có thể giúp giảm tỷ lệ chết trước cai sữa đến 40%.

  • Khả năng hấp thu kháng thể trong sữa đầu giảm rất nhanh, chỉ còn lại khoảng 50% so với lúc mới vừa sinh ra.


Có thể bạn quan tâm

Nguyên tắc nhập 2 đàn lợn và khắc phục hiện tượng cắn nhau Nguyên tắc nhập 2 đàn lợn và khắc phục hiện tượng cắn nhau

Nguyên tắc nhập 2 đàn lợn và khắc phục hiện tượng cắn nhau

21/07/2016
Cách bạn cho ăn đầu thai kì ảnh hưởng đến số lượng sinh sản của nái Cách bạn cho ăn đầu thai kì ảnh hưởng đến số lượng sinh sản của nái

Nên cho nái bầu ăn nhiều hay ăn ít trong những ngày đầu ?

21/07/2016
Làm sao để mỗi lứa đẻ heo nái vừa đông con, vừa khỏe mạnh - Phần 1 Làm sao để mỗi lứa đẻ heo nái vừa đông con, vừa khỏe mạnh - Phần 1

Vấn đề tăng số heo con trong 1 lứa đẻ được các trại heo quan tâm, vì nó đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận.

21/07/2016