Làm sao để gan tụy tôm khỏe mạnh?
Gan tụy được xem là bộ phận đứng đầu, cần phải được quan tâm nhiều nhất và cũng là bộ phận yếu nhất trên cơ thể tôm.
Cần hỗ trợ cải thiện hoạt động của gan tụy để tôm khỏa mạnh.
Trên cơ thể con người, gan được biết đến là một bộ phận với chức năng đào thải độc tố. Thì với tôm, gan tụy được xem là cơ quan quan trọng nhất trên toàn bộ cơ thể chúng. Ngoài chức năng thải độc thì gan tụy còn là một bộ phận biểu hiện sức khỏe tôm. Gan tụy có khỏe mạnh thì tôm mới tăng trưởng và phát triển tốt được. Bài viết này sẽ cung cấp một số kiến thức mới về cấu tạo và chức năng, cũng như các biện pháp cải thiện chức năng cho gan tụy.
Sở dĩ gọi là tuyến gan tụy vì hai bộ phận này ở tôm không có sự tách biệt và cùng hoạt động theo một hệ thống nhất định. Một số tài liệu còn gọi gan tụy là tuyến ruột giữa, nằm ở phần sau của đầu ngực, phần bụng trước tim, theo cặp hình ống đi về phía bụng, gan tụy bình thường có màu nâu vàng. Đây được xem là bộ phận đứng đầu, cần phải được quan tâm nhiều nhất và cũng là bộ phận yếu nhất trên cơ thể tôm.
Cấu tạo của gan tụy
Gan tụy của tôm được cấu tạo từ nhiều ống nhỏ, bịt kín một đầu, đầu kia thông với nhau. Tế bào biểu mô ống gan tụy bao gồm tế bào B với nhiệm vụ tiết dịch tiêu hóa, có không bào lớn; tế bào R giữ chức năng dự trữ. Cả hai tế bào B và R này đều có nhân rất nhỏ, nằm sát đáy ống gan tụy; Kế đến là tế bào F, tạo khung lớp biểu mô; tế bào E là tế bào mầm ở đầu ống gan tụy, tế bào này phân chia một cách mãnh liệt, phát triển để thay thế các tế bào B, R và F khi bị thoái hóa. Nên tế bào gan tụy là những tế bào có khả năng tự tái tạo. Ngoài ra còn có tế bào M là tế bào cơ trơn giúp co bóp. Tất cả các tế bào đều có những chức năng riêng biệt, tuy nhiên sự liên kết giữa chúng còn khá lỏng lẻo nên dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xấu từ bên ngoài.
Chức năng của gan tụy
Gan tụy tôm là cơ quan đầu tiên sẽ tiếp nhận chất dinh dưỡng và các chất bổ trợ ngay sau khi đi qua hệ tiêu hóa. Tại đây, xảy ra sự thanh lọc thức ăn và tất cả các chất khác, biến chúng thành những tiểu chất để dễ đi qua các bộ phận khác hơn. Cũng dễ hiểu tại sao gan tụy là nơi tích tụ tất cả độc tố trong cơ thể là do vậy.
Một trong những vai trò nữa của gan tụy là cung cấp một nguồn năng lượng liên tục cho cơ thể, ban ngày cũng như ban đêm, lúc no cũng như lúc đói. Những chất được hệ tiêu hóa hấp thụ đều được giữ lại ở gan tụy, được “chế biến” và chuyển hóa thành nhiều dạng cấu tạo khác nhau, một phần cung cấp năng lượng cho các bộ phận khác, một phần được dự trữ lại với nhiều hình thức. Nguồn nhiên liệu dự trữ này sẽ được cơ thể tôm mang ra sử dụng khi tôm không thể ăn hoặc lúc quá đói.
Các triệu chứng thường gặp khi gan tụy không khỏe
Vì gan tụy là cơ quan chính có chức năng đào thải độc tố trong cơ thể, nên khi gan bị chai hoặc mất khả năng đào thải thì những độc tố này sẽ ứ đọng lại. Do vậy gan tụy cũng là nơi dễ bị tàn phá bởi độc tố nhất.
Quan sát bằng mắt thường, khi bị bệnh gan tụy sẽ đổi màu, đó cũng là dấu hiệu dễ thấy nhất cho biết sự bất thường của cơ quan này. Màu sắc bình thường của gan tụy là màu nâu hơi sẫm, trong giai đoạn đầu khi mới phát bệnh sẽ chuyển sang nâu sáng hơn hay màu đỏ sẫm, khi đó gan tụy có dấu hiệu sưng lên. Giai đoạn giữa gan tụy chuyển sang màu hơi trắng, thấy rõ có sự co rút và teo nhỏ lại. Đến cuối cùng gan tụy trở nên trắng hoàn toàn và các cấu trúc trong gan đa số đều đã bị phá hủy.
Cách hỗ trợ cải thiện hoạt động của gan tụy
Diệp hạ châu hay còn gọi là cây Chó đẻ là một loại thảo dược tự nhiên chứa nhiều chất kháng viêm, chống ung thư và đặc biệt là hỗ trợ gan như flavonoids, phenolic, các acid hữu cơ… Chiết xuất từ diệp hạ châu cùng với inositol, sorbitol và một số vitamin cần thiết được tích hợp trong Hepatopan. Với vai trò chính là cải thiện và tăng cường khả năng bài thải độc tố từ thức ăn, tảo và một một số hóa chất xử lý khác. Đồng thời Hepatopan còn hỗ trợ hệ miễn dịch của tôm, thúc đẩy các quá trình kiểm soát tác động của mầm bệnh một cách mạnh mẽ. Đào thải nhanh chóng lượng kháng sinh tồn lưu.
Bên cạnh đó để tôm khỏe từ bên trong thì phải đảm bảo các biện pháp phòng bệnh tổng hợp từ xử lý nước, chất lượng con giống đến các chỉ tiêu trong ao nuôi và chú ý tăng cường sức khỏe tôm, định kỳ diệt khuẩn để hạn chế bớt sự có mặt của mầm bệnh. Có như vậy thì tinh chất bổ trợ gan tự nhiên từ diệp hạ châu trong Hepatopan mới phát huy hết tác dụng khi được kết hợp.
Có thể bạn quan tâm
Tảo Thalassiosira sp. cô đặc nâng cao hiệu quả về tăng trưởng chiều dài, tỷ lệ sống cũng như rút ngắn thời gian biến thái trong ương ấu trùng tôm thẻ.
Bệnh đốm trắng (WSD), còn được gọi là nhiễm vi-rút hội chứng đốm trắng (WSSV), là một bệnh do vi-rút rất dễ lây trên tôm gây ra tỷ lệ chết cao ở đàn bị ảnh hưởn
Hoạt động lột xác của tôm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố dinh dưỡng cũng như các chỉ số môi trường nước. Nếu tôm đầy đủ dinh dưỡng sẽ lột vỏ theo đúng