Làm Giàu Từ Trang Trại Lúa Và Trồng Màu
Với sự năng động dám nghĩa, dám làm, từ đôi bàn tay và bằng kiến thức tự tích lũy được qua học tập, giờ anh đã có một trang trại lúa và hoa màu trị giá bạc tỷ. Anh là Lưu Trọng Khánh, thôn Phú Cường, xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên (Bắc Giang).
Kể về những ngày đầu manh nha làm trang trại, anh Khánh cho biết: Năm 2004, được người bạn giới thiệu anh tiếp cận với cây cà chua bi. Qua tìm hiểu, anh thấy cây cà chua bi cho hiệu quả kinh tế cao, lại khá thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng trong vùng.
Với mong muốn làm giàu ngay trên chính đồng ruộng quê mình, anh đã mạnh dạn trồng thử nghiệm 1ha cà chua bi, đồng thời vận động bà con nông dân trong thôn cùng trồng và bảo đảm nếu thất bại sẽ đền 1,5 tạ thóc/sào. Do chăm sóc đúng cách, vụ cà chua bi năm ấy đã cho năng suất từ 1,5 tấn đến 1,6 tấn/sào, sản phẩm được Công ty Cổ phần Thực phẩm thuốc lá Bắc Giang thu mua với giá 1.500đ/kg (quả chín), trừ hết các khoản chi phí, anh có trong tay gần 50 triệu đồng.
Từ kết quả bước đầu đó và với khát vọng làm giàu chính đáng, đã hình thành ở anh ý tưởng mở rộng diện tích, tích tụ ruộng đất để tạo thành ô thửa lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế trang trại lúa và hoa màu. Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại như nhu cầu về vốn lớn, việc cải tạo xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, các trang thiết bị phục vụ sản xuất và đặc biệt vấn đề quy hoạch vùng sản xuất tập trung…
Nhưng với nghị lực và lòng quyết tâm, được sự giúp đỡ của anh em, bạn bè, sự tạo điều kiện của Trung tâm nghiên cứu đất và phân bón vùng Trung du, sự ủng hộ Hội Nông dân xã Ngọc Vân trong việc vận động hội viên dồn đổi ruộng đất. Năm 2008, anh Khánh đã thuê được diện tích đất rộng 6,5 ha để làm trang trại tổng hợp lúa và hoa màu. Vốn là chân đất xấu, bạc mầu nên ngay sau khi nhận đấu thầu, anh đã đầu tư gần 500 triệu đồng để cải tạo, làm đất đồng thời mua sắm các máy móc nông cụ phục vụ sản xuất như; máy cày, máy tuốt lúa, xe công công...Vụ đông năm 2008, cùng với những cây rau màu truyền thống anh đã đưa vào trồng 8 mẫu khoai tây giống Solara của Đức.
Do có kỹ thuật, sự am hiểu về đặc điểm sinh trưởng của giống khoai tây mới này nên anh có phương pháp chăm sóc thích hợp, nhờ vậy cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, năng suất bình quân đạt 5 tạ/sào, thu 140 triệu đồng và 25 tấn bí đỏ trị giá 62 triệu đồng. Với mong muốn từng bước ổn định sản xuất và dần mở rộng thêm quy mô trang trại lúa và hoa màu để tăng thêm thu nhập và tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Năm 2010, ngoài trồng bí đao, cà chua bi anh Khánh còn kết hợp trồng 4 ha lúa lai, qua 2 vụ lúa trong năm anh thu gần 40 tấn thóc, trị giá hơn 200 triệu đồng.
Sản lượng khoai tây đạt 45 tấn và được Công ty Orion tại Bắc Ninh thu mua toàn bộ với giá từ 3.700đồng - 8.000 đồng/kg anh thu về 315 triệu đồng. Tính tổng thu nhập từ trang trại của gia đình anh đạt gần 600 triệu đồng một năm. Dự định trong thời gian tới, anh sẽ mở rộng hướng đầu tư vào những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như rau sạch, hoa Lyly…
Nhờ mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, anh Khánh không chỉ mở ra hướng làm giàu cho gia đình mà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 30 lao động tại địa phương. Mô hình làm giàu từ trang trại lúa và hoa màu của anh đã trở thành điểm sáng để nông dân trong tỉnh học tập nhân rộng
Có thể bạn quan tâm
Sau Lâm Đồng, TPHCM vừa ký kết thỏa thuận hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau quả an toàn với 3 tỉnh Tiền Giang, Long An và Tây Ninh. Đây là 4 địa phương có nguồn cung lớn nhất cho TPHCM, chiếm hơn 50% sản lượng rau quả các tỉnh. Có thể nói, ngành nông nghiệp đã có bước dài trong việc tiến tới kiểm soát chất lượng rau quả trên thị trường TPHCM.
Chúng tôi đến thăm mô hình trồng thanh long và mãng cầu ta kết hợp nuôi thỏ rừng và dông của ông Ngô Văn Kéo (Mười Kéo) ở thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ (Hà Giang) có lợi thế về những đồng cỏ tự nhiên và sản phẩm phẩm phụ dồi dào từ nông nghiệp như ngô, lạc, đậu đỗ… Trong những năm qua xã Tùng Vài đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc gắn với trồng cỏ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ gia đình trong xã
Ngày 20.6, Hội ND huyện Tiên Phước tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2012-2017. Đây là huyện được Hội ND tỉnh Quảng Nam chọn làm điểm tổ chức đại hội khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam.
Trong 3 tháng đầu năm nay, đã có trên 100 héc ta đất lúa ở các xã Phú Cường, Thạnh Lộc, Mỹ Thành Nam… của huyện Cai Lậy được bà con nông dân chuyển sang ươm cá tra giống, đó là thông tin được ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang cho biết tại buổi hợp báo về tình hình kinh tế - xã hội quí 1 vào chiều 11/4 tại Tiền Giang.