Làm gì khi heo nái sót nhau trong khi sinh
Muốn phòng ngừa sót nhau, người chăn nuôi nên chú ý ngay từ khi phối giống đến khi heo đẻ, bao gồm một số công việc sau:
- Khi heo nái lên giống: chú ý đến điều kiện vệ sinh chuồng trại khi heo nái có biểu hiện lên giống, những chất dịch của âm hộ là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển và xâm nhiễm vào cơ quan sinh dục của heo nái.
- Sau khi phối giống: theo dõi biểu hiện của nái và dịch tiết của âm hộ để can thiệp kịp thời khi có biểu hiện viêm nhiễm.
- Trong suốt thời gian mang thai: cần chú ý đến chất lượng của thức ăn, nhất là các khoáng vi lượng, trong đó khoáng Selenium và vitamin E đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển và bảo vệ nhau thai.
Nên định kỳ bổ sung Selplex 50 và vitamin E cho heo nái trong suốt thời gian mang thai.
- Khi nái đẻ:
+ Chú ý thật nhiều đến việc vệ sinh sát trùng chuồng trại và vệ sinh cơ thể heo nái.
Có thể dùng thuốc sát trùng Virkon để tắm nái trước khi đẻ.
+ Nên cho heo con bú sau khi sing khoảng 30 phút để kích thích nái đẻ nhanh và điều hoà kích thích tố sinh dục trong cơ thể heo nái.
+ Không nên sử dụng thuốc dục đẻ (thuốc oxytocine) nếu thấy không cần thiết, vì khi sử dụng thuốc dục đẻ nhiều làm ảnh hưởng đến chu kỳ co bóp của tử cung heo nái, cũng có thể góp phần gây nên sót nhau.
+ Trong lúc đẻ cần thường xuyên kiểm tra số nhau của heo nái (nếu như nhau ra xen kẻ với heo con) và kiểm tra sau khi heo đẻ xong.
Nếu thấy số nhau ít hơn số heo con thì cần phải kích thích cho heo nái rặn hoặc có biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm cho heo nái, có thể sử dụng thuốc thụt rửa khi thấy nái bị sót nhau.
Tóm lại: Sót nhau ở heo nái thường do hai nguyên nhân chính, là do heo nái bị viêm nhiễm thường xuyên khi mang thai và do thức ăn kém chất lượng, nhất là khi thức ăn thiếu các khoáng vi lượng và vitamin.
Việc sử dụng thuốc dục đẻ để nái đẻ nhanh và tống nhau ra chỉ áp dụng trong những trường hợp thật cần thiết, phải có sự thăm khám nhau thai cẩn thận trước khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm
Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời
Heo con sau cai sữa (từ 28 - 60 ngày) cần sự chăm sóc hết sức đặc biệt của người chăn nuôi vì đây là giai đoạn heo con phải tách rời khỏi mẹ và sống độc lập.
Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...