Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Làm gì để được chứng nhận VietGAP?

Làm gì để được chứng nhận VietGAP?
Tác giả: Thanh Xuân
Ngày đăng: 19/05/2016

Xung quanh vấn đề này, NTNN/Dân Việt đã trao đổi với TS Nguyễn Thị Nhung – nguyên Trưởng bộ môn Thuốc, cỏ dại và môi trường (Viện Bảo vệ thực vật) về quy trình để được chứng nhận là sản phẩm VietGAP.

Vừa qua, hàng loạt cơ quan truyền thông phát hiện những vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, bà đánh giá gì về thực trạng này?

- Nói thật, bản thân tôi không tin tưởng vào các sản phẩm thực phẩm trên thị trường hiện nay, vì  mắt thường không thể phân biệt được đâu là sản phẩm sạch và đâu là không sạch. Ngay tại Hà Nội, dù đã hỗ trợ cho sản xuất rau VietGAP, hiện tiêu hết 900 tỷ đồng, nhưng đến nay, nếu được hỏi thì tôi tin là không thể khẳng định được có bao nhiêu địa chỉ sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Hiện các cơ quan truyền thông làm rất tốt việc chỉ ra các địa chỉ sản xuất bẩn nhưng tôi cho rằng cần đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu các địa chỉ sản xuất sạch nhiều hơn để khuyến khích có thêm nhiều địa chỉ sạch” thay vì chỉ nêu các địa chỉ sản xuất bẩn.

TS Nguyễn Thị Nhung

Một thực tế nữa là, hiện ở khâu tiêu thụ, người ta cứ làm lẫn lộn rau sạch với rau không sạch. Ví dụ, vụ bán rau cho các trường tiểu học ở Tây Hồ, có 10 phần thì chỉ 1 phần mua của hợp tác xã (HTX) rau sạch, 9 phần là sản phẩm không có nguồn gốc, sau đó các báo đưa tin, 7 trường tiểu học đã không lấy rau nữa.

Hay câu chuyện của nhà cung cấp Nguyễn Thị Tưởng, nằm trên địa bàn đội 3, thôn Thường Lệ, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, công suất sơ chế 300kg/ngày, nhưng bán ra thị trường số lượng lên đến hàng tấn mỗi ngày và cung cấp cho các cửa hàng, siêu thị vẫn lấy mác rau sạch. Đó là người kinh doanh đã tự phá vỡ niềm tin của người tiêu dùng đối với các HTX nông dân sản xuất rau an toàn.

Với chi phí kiểm nghiệm 3 triệu đồng/mẫu, phải chăng chính kinh phí kiểm nghiệm và chứng nhận VietGAP hiện nay quá đắt nên mới dẫn tới nhiều người không “mặn mà” sản xuất sạch?

- Thực ra, cái khó nhất đối với nông dân chính là đầu ra của sản phẩm luôn bấp bênh nên họ cũng không có nhiều kinh phí dành cho khâu chứng nhận. Chính vì thế, khi chúng tôi hỗ trợ một số mô hình sản xuất VietGAP, có tiền hỗ trợ thì họ tham gia, nhưng tới vụ sau hỏi lại họ bảo không có đủ tiền để chứng nhận. Trong khi, ở khâu lưu thông, người phân phối đã làm mất niềm tin của người tiêu dùng.

Để chứng minh sản phẩm sạch, mới đây nhiều nơi đưa ra cả một loại máy kiểm tra nhanh hoa quả nhưng tôi không tin cái máy này vì chúng tôi phải làm tới 4 chỉ tiêu mới dám công nhận thực phẩm, rau củ quả đó là sạch - thay vì chỉ có một chỉ tiêu là nitrat. Hiện nay, đối với một sản phẩm rau sạch, cần kiểm tra 4 chỉ tiêu là kim loại nặng, nitrat, vi sinh vật gây hại, thuốc bảo vệ thực vật, với chi phí khoảng 3 triệu đồng. Tuy nhiên, theo tôi, nếu người sản xuất làm tốt các công đoạn đảm bảo VietGAP sẽ giảm được chi phí kiểm nghiệm, từ đó giảm được chi phí sản xuất.

Vừa qua, Bộ NNPTNT đã phối hợp với Báo NTNN công bố Chương trình “Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch”, bà đánh giá như thế nào về chương trình này ?

- Tôi cho rằng, đây là chương trình ý nghĩa, trở thành cầu nối cho nhà sản xuất với người tiêu dùng và tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng rất cần có địa chỉ để nếu khiếu nại về sản xuất hay phân phối sẽ có địa chỉ rõ ràng. Mặt khác, tới đây, từ ngày 1.7, nếu sản xuất gà bẩn, lợn bẩn, rau bẩn sẽ bị xử lý hình sự, người sản xuất sẽ ngày càng nâng cao chất lượng thực phẩm làm cho người tiêu dùng yên tâm hơn nhiều khi động tới cái ăn, cái uống được công bố là địa chỉ sạch thật sự. Hiện nay, thực ra, có nhiều địa chỉ sạch thực sự rồi nhưng chưa được chứng nhận, dù quá trình sản xuất là làm đúng theo VietGAP, về vi sinh vật, kim loại nặng… Bộ NNPTNT chính là “đầu não” về sản xuất nông sản cần phải đứng ra chứng nhận cho họ.

Vậy theo bà, để đảm bảo ngày càng có thêm nhiều địa chỉ sạch, chúng ta cần có giải pháp gì?

- Theo tôi, Bộ NNPTNT phải có thêm những chính sách ưu tiên cho nông dân, hợp tác xã sản xuất và phải tăng cường giúp đỡ họ hiểu đúng thế nào là thực phẩm sạch, thế nào là rau an toàn, thế nào là VietGAP…

Phải giúp người sản xuất nắm rõ quy trình kỹ thuật sản xuất của từng cây trồng để người ta tránh được những dư lượng về thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật, kim loại nặng… thì các sản phẩm của người nông dân sản xuất ra sẽ yên tâm hơn rất nhiều. Nhà quản lý cũng phải giúp đỡ người nông dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm  bởi nông dân không thể tự phân phối tới tay người tiêu dùng, sẽ quá sức của họ.

Xin cảm ơn bà!


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp chống hạn cho cây trồng trong mùa khô Giải pháp chống hạn cho cây trồng trong mùa khô

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, lượng mưa mùa khô năm 2016 thấp hơn trung bình các năm trước khoảng 40 - 50%, do đó sẽ xảy ra khô hạn nghiêm trọng trên diện rộng. Tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, hiện tượng khô hạn này đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình sinh trưởng và phát triển của một số cây trồng chủ lực...

18/05/2016
Bất an khi người dân đua nhau mở rộng quy mô nuôi heo Bất an khi người dân đua nhau mở rộng quy mô nuôi heo

Mặc dù hiện tại người chăn nuôi heo phía Nam vẫn có lãi khi xuất đàn, nhưng tình trạng một số nơi tăng nóng đàn heo rất dễ rơi vào “vết xe đổ” thua lỗ khi phía Trung Quốc tiếp tục giảm hoặc ngừng mua…

18/05/2016
Sống khỏe với nghề nuôi bò sữa Sống khỏe với nghề nuôi bò sữa

“Từ đồng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cho vay, gia đình tôi đã sống khỏe với nghề nuôi bò sữa...”. Đó là thổ lộ của anh Đào Văn Thuần ở thôn Muồng Phú Vàng, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội).

19/05/2016