Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai sọ trong thùng xốp
Ngoài việc được dùng để chế biến món ăn thì khoai sọ còn có tác dụng giúp tái tạo tế bào, tăng sự trao đổi chất, giúp nhuận tràng, chống táo bón, chống suy nhược cơ thể, đẹp da, an thai…
Củ khoai sọ. Ảnh minh họa.
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng khoai sọ. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Nếu trồng khoai sọ trong thùng xốp, xô chậu hoặc bao thì cần chọn loại thùng có độ sâu 0,5m trở lên.
Đất trồng
Khoai sọ thích hợp trồng ở các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Ảnh minh họa.
2. Chọn giống và trồng khoai
Khoai sọ thường được trồng bằng củ. Trước khi trồng 1 tháng nên chọn những củ giống tốt đem ủ trong cát ẩm, tro trấu, nơi ít ánh sáng để củ giống mọc mầm. Suốt thời gian ủ cần tưới nước cách 2 - 3 ngày tưới một lần, chú ý không tưới nhiều nước gây ẩm ướt sẽ khiến mục khoai bị thối, nhưng nếu quá khô sẽ khiến mục khoai lâu mọc mầm.
Sau 12 - 15 ngày ủ tro thì mầm khoai sọ sẽ mọc mầm khoảng 3 - 5cm, lúc này có thể mang đem ra trồng.
Đào hốc sâu 2 - 3 cm, cho lớp tro trấu xuống rồi đặt mầm khoai xuống dưới. Trồng mỗi mục giống cách nhau 30 - 40cm, hàng cách hàng 60cm. Sau khi trồng phủ lớp đất mỏng lên và phủ rơm rạ lên để giữ ẩm. Tiến hành tưới nước 2 ngày 1 lần.
Khoai sọ trồng trong chậu. Ảnh minh họa.
3. Chăm sóc
Sau khi trồng mục giống khoảng 10 ngày thì nên hòa kali với nước tưới để khoai phát triển thân và lá nhanh hơn.
Sau khi trồng 20 - 25 ngày tiếp tục bón phân đạm và kali. Chú ý: Bón phân đều cách gốc 15cm kết hợp vun nhẹ gốc cây, làm cỏ.
Sau đó khoảng 20 ngày bón đợt tiếp theo. Nếu không muốn bón phân vô cơ bạn có thể thay bằng phân hữu cơ.
Cây khoai sọ con. Ảnh minh họa.
4. Thu hoạch
Sau khi trồng khoảng 4 - 5 tháng khoai sọ sẽ cho thu hoạch. Thời điểm cây chuyển lá vàng và rũ héo xuống, đất ở gốc đã nứt nẻ nhiều thì tiến hành thu hoạch củ. Trước khi thu hoạch 20 ngày nên hạn chế tưới nước để củ chuyển hóa tinh bột hoàn toàn. Cắt toàn bộ thân lá cách gốc 10 - 15cm để củ khoai không bị trầy xước. Khi bảo quản củ khoai cần chọn nơi khô mát.
Có thể bạn quan tâm
Đây là giống khoai môn cao sản (năng suất củ trung bình 50-60 tấn/ha, năng suất dọc, lá đạt trên 50 tấn/ha dành làm thức ăn chăn nuôi được các nhà khoa học Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phát hiện, thu thập, chọn tạo và phá triển thành công từ nguồn gen khoai tía riềng thu thập từ Nam Định.
- Giống: Khoai môn có nhiều giống, chủ yếu được phân làm 2 nhóm chính: Nhóm khoai sọ (Colocasia antiquorum) và nhóm khoai môn (Cocasia esculenta).
Quy trình công nghệ: Kỹ thuật thâm canh tăng năng suất khoai môn Tác giả biên soạn: TS. Nguyễn Viết Hưng Địa chỉ: Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ĐT: 0912.386.574 địa chỉ Email: hathuyduc2002@yahoo.com