Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa - Phần 1
Chính vì vậy mà giống cây này đang được bà con nông dân thích và trồng tại vườn nhà mình. Với bài kỹ thuật trồng cây vú sữa dưới đây sẽ giúp các bạn nắm rõ quy trình trồng và chăm sóc loại cây này.
I. Kĩ thuât trồng cây vú sữa.
Thời vụ trồng
Thời vụ trồng: Vú sữa có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa.
Phương thức và mật độ trồng
Mật độ - khoảng cách: Tùy theo chiều rộng mặt liếp mà bố trí số hàng cây.
Với liếp rộng 7 - 8m thì bố trí trồng một hàng cây ở giữa liếp, khoảng cách 8m/cây, mật độ 12- 13 cây/100m2.
Với liếp rộng 9 - 10m, trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu.
Có thể trồng xen rau màu hoặc cây ăn quả ngắn ngày trong 1 - 3 năm đầu để tăng thu nhập.
Làm đất, bón lót và trồng cây
Trước khi trồng, đắp mô cao 0,5m, đường kính mặt mô 1m.
Làm mô bằng đất khô hoai trộn đều với 15kg phân chuồng hoai mục, giữa đỉnh mô móc 1 lỗ sâu 20cm, bón lót một nắm phân DAP và 30g lân.
Có thể sử dụng đất mặt ruộng, đất bùn ao, đất vườn cũ để lên mô, đường kính mô từ 0,8 – 1 m, cao 0,4 - 0,7 m.
Trước khi trồng 15 - 30 ngày, nên xử lý khoảng 1 - 1,5 kg vôi/mô, bón lót ừ 10 – 15 kg phân hữu cơ hoai và 0,5 - 1,5 kg lân vi lượng hoặc 10 – 20 gram NPK 20-20-15 + TE cho mỗi hố trước khi trồng.
Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây giống con (khoảng 20 – 25 cm), xé bỏ bao nilon (đựng bầu đất), đặt cây con vào hố, nén đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây.
II. Chăm sóc sau trồng
Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ hồi xanh.
Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần (cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép).
Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3 kg phân chuồng hoai hoặc 0,3 kg NPK cho mỗi gốc.
Chú ý điều chỉnh độ che tán 30-50%.
Khoảng hơn tháng sau khi đặt bầu, ngâm phân DAP + urê hòa nước tưới xung quanh gốc 2 lần/tháng.
Khi cây 1-3 năm tuổi, mỗi năm xới gốc một lần bón 20kg phân chuồng hoai mục và 3 đợt phân hóa học, mỗi đợt ừ 1-1,5 kg hỗn hợp gồm DAP 18-46-0 + NPK 20-20-15 + urê vào các tháng 1, 6, 10 âm lịch.
Trước khi bón phân nên bơm nước cho ngập khỏa mặt liếp 0,5cm, tháo nước rút hết thì bón phân ngay.
Sau 3-4 hôm tưới lại cho ướt đẫm các gốc giúp cây hấp thụ hết lượng phân.
Vào các tháng mùa khô, nên vét mương bồi bùn lên mặt liếp, chờ cho bùn khô nứt nẻ để nâng cao mô và mặt liếp hàng năm.
Khi cây bắt đầu ra quả, mỗi năm làm cỏ gốc và bón cho mỗi cây 2 -3 giạ phân chuồng hoai, rơm rác mục và bón 4 đợt phân hóa học gồm: bón xử lý ra hoa 3kg hỗn hợp NPK 20-20-15 + urê + lân.
Kế tiếp bón vào giai đoạn cây đậu quả to bằng nút áo gồm 2 kg urê + DAP/1 gốc.
Khi quả non có đường kính 2-2,5cm, bón cho mỗi cây 2kg NPK 20-20-15.
Đợt cuối, trước khi thu hoạch khoảng 2 tháng bón mỗi cây 2kg NPK 20-20-15.
Có thể bạn quan tâm
Cây vú sữa (Chrysophyllum cainino. L) thuộc họ Sapotaceae, là cây ăn quả vùng nhiệt đới, có nguồn gốc vùng Trung Mỹ, trồng phổ biến ở Mehico, Sri Lanka, Thái Lan, Philippins và Việt Nam.
Vú Sữa Lò Rèn không chỉ là loại cây được đưa vào danh mục cây trồng làm cảnh mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Vú Sữa Lò Rèn đúng cách trong bài viết dưới đây nhé.
Sau đây xin giới thiệu với các bạn kinh nghiệm của anh Lê Văn Đông (Tổ trưởng Tổ sản xuất vú sữa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, ấp Long Trị, xã Bàng Long, huyện Châu Thành, Tiền Giang) để các bạn tham khảo và áp dụng thử.