Kỹ Thuật Trồng Rau Diếp Cá
Cây diếp cá chủ yếu để ăn sống cùng với các loại rau sống và gia vị khác hoặc ăn với một số món như canh cá, bánh xèo…
Diếp cá là cây ưa ẩm thấp, có thể mọc hoang dại. Trên đất ẩm và tơi xốp nhiều mùn cây diếp cá phát triển rất xum xuê, xanh tốt. Chịu được hạn nhưng phát triển kém, năng suất thấp, lá già cứng, ưa thích nhiệt độ cao, từ 25 – 35oC.
Kỹ thuật trồng trọt diếp cá rất đơn giản:- Làm đất: Như trồng các loại rau khác, trước hết đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, bón phân lót. Vì cây diếp cá chịu ẩm ướt nên có thể không cần làm luống, nếu cần thì làm luống thấp để dễ đi lại chăm sóc. Mặt luống rộng 1,0 - 1,2 m, đất băm nhỏ.
- Trồng cây: Cây diếp cá có khả năng sinh sản vô tính rất khỏe, trên các đốt thân có nhiều rễ nên có thể cắt cành hoặc nhổ cả gốc cây đem trồng. Khoảng cách trồng 30 - 40 cm, trồng từng hốc hoặc theo hàng. Vùi cành sâu trong đất khoảng 10 cm rồi tưới nước đủ ẩm. Sau 7 – 10 ngày cây ra rễ, nảy chồi thì tưới phân thúc.- Bón phân: Trước khi trồng bón lót 15 – 20 tấn phân chuồng hoai, 100 - 150 kg super lân và 30 - 50 kg kali clorua cho 1 ha. Tất cả phân trộn đều với đất mặt trước khi trồng. Sau khi trồng 7 - 10 ngày cây đã mọc thì bón thúc. Dùng nước tiểu pha loãng hoặc bánh dầu ngâm kỹ để tưới, cây rau phát triển tốt,
hương vị ngon. Có thể tưới xen kẽ một số lần bằng phân urê pha nồng độ 1%. Cây diếp cá có thể chịu lượng phân khá nhiều. Sau khi tưới phân nên tưới nước lã rửa lá để tránh phân làm hư lá non. Tưới phun thúc ngay sau mỗi đợt thu hoạch.- Chăm sóc: Cây diếp cá ưa ẩm nên thường xuyên tưới năng suất mức cao. Sau mỗi đợt thu hoạch nên xới nhẹ đất và nhổ cỏ.
- Phòng trừ sâu bệnh: Cây diếp cá ít bị sâu bệnh hại nặng. Chủ yếu có nấm làm thối thân và lá. Khi cần thiết có thể phun các thuốc trừ nấm như Carbenzim, Anvil, Mexyl-MZ và các thuốc gốc đồng.- Thu hoạch: Sau khi trồng khoảng 30 - 45 ngày là có thể thu hoạch. Cắt ngọn, để lại phần gốc và thân già cho tái sinh. Cách khoảng 15 - 20 ngày thu hoạch một đợt (nguồn: Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh rau gia vị, 2007).
Có thể bạn quan tâm
Theo Đông y, diếp cá có vị cay chua, mùi tanh giống mùi cá, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng, chữa viêm phổi, viêm khớp, lở loét cổ tử cung, táo bón do thói quen, kiết lỵ do vi khuẩn cấp tính, ...
Tỉnh Tiền Giang có nhiều mô hình trồng rau màu chuyên canh, lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Gần đây, nhờ đầu ra thuận lợi, hoa màu cho hiệu quả kinh tế cao nên nhà nông có nguồn thu nhập khá; trong đó mô hình trồng rau diếp cá tại xã Nhị Bình, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đang cho hiệu quả kinh tế cao nhất, người trồng rau diếp cá có cuộc sống từ khá đến giàu.
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế ven đô thị, góp phần tăng thu nhập, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân thành phố, việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là một vấn đề cấp thiết, nhất là phát triển cây rau theo hướng an toàn. Phường An Bình nằm tại vùng ven thành phố Rạch Giá có truyền thống trồng rau xanh từ lâu đời, nhưng việc tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế, nhất là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón còn tùy tiện, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Rau diếp cá hay còn gọi giấp cá là loại rau thơm dễ trồng và thời gian sinh trưởng hàng năm nên được trồng phổ biến để có thể thu hái rau sạch ăn sống vừa ngon miệng lại nên thuốc.
I- Đặc tính thực vật: Cây rau diếp cá là cây thân thảo, thân cây màu lục hay tía đỏ, lá mọc so le, có bẹ, phiến lá hình tim, nhọn về phía đỉnh, hoa nhỏ, màu vàng nhạt, mọc thành bông, quả nang, hạt hình trứng.