Kỹ thuật trồng rau cải xoong cải thiện bữa ăn gia đình
Vì có tác dụng về y học và có kỹ thuật trồng cây không khó nên cây rau cải xoong được trồng và bán ở nhiều nơi. Loài thực vật này có thể sống trong môi trường thủy canh và không cần chăm sóc kỹ lưỡng.
Chỉ cần chú ý đến kỹ thuật trồng cây là người dân có thể trồng cho gia đình mình những thùng rau ngon, bổ, rẻ
Cải xoong (tên khoa học: Nasturtium officinale hoặc Nasturtium microphyllum) là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh và có kỹ thuật trồng cây khá dễ. Đây là loài rau có nguồn gốc từ châu Âu tới Trung Á. Loài thực vật này là thành viên của họ Cải (Brassicaceae), về mặt thực vật học là có họ hàng với rau tần và mù tạc, tất cả chúng đều có mùi vị hăng và cay.
Kỹ thuật trồng cây cải xoong trong thùng xốp
Kỹ thuật trồng cây rau cải xoong rất đơn giản
Người trồng nên chuẩn bị 1 thùng xốp có kích thước 50 x 37, cao 30cm, đổ đầy nước trong 30' để thử độ kín sau đó quấn băng keo 5 mặt tạo độ chắc chắn. Cây cải xoong không cần nhiều đất nên người dân có thể đập nhỏ xỉ than trải 1 lớp dày 10cm dưới đáy, trộn vào đó 200g lân, tiếp đó là 1 lớp đất (đất thịt trộn ít trấu) sao cho cách mép thùng 5cm, rắc 20g NPK và đảo đều. Đất không được có các chất thải hữu cơ hoặc lá, gốc, rễ cây chưa phân hủy vì sẽ làm thối đất, bà con cần đục 1 lỗ bằng ngón tay cách mép thùng 3cm để khi trời mưa nước không tràn qua mép.
Trồng cây : Người dân ở thành thị nên chọn mua rau già, cọng to nhiều rễ về cắm. Với bà con nông dân muốn trồng ở ruộng nên chọn cây có nhiều rễ để cây lớn nhanh hơn. Bón phân : 2 lứa thu hoạch đầu người trồng không cần bón phân, hái xong lứa thứ 3 nên bắt đầu tưới dung dịch thủy canh (nếu có) hoặc bón 2g đạm sau mỗi lần thu hoạch, thỉnh thoảng nên bón thêm 1-2g kali.
Lưu ý : Người dân không để quá nhiều nước trong thùng, chỉ nên để xâm xấp mặt. Ngoài ra, việc tưới nước cho cây hàng ngày vào buổi sáng là cần thiết nhưng chỉ cần cung cấp đủ lượng ẩm cho cây, không cần tưới quá đãm.
Rau cải xoong có thể được ăn sống hoặc chín
Cải xoong phát triển rất mạnh khi trời mưa, mưa phùn, nên khi mưa xong, bà con nên pha phân thật loãng bón thúc, tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh. Khi tỉa ăn được 3-4 lần, người dân nên dùng dao hay kéo cắt trụi gần sát gốc 1 lần và bón phân, cây sẽ lên ngọn mới và khỏe mạnh hơn.
Công dụng của cây cải xoong
Cải xoong không những là 1 món ăn ngon miệng mà còn là loài thực vật có tác dụng tẩy độc, lợi tiểu. Loài rau này cũng có tác dụng thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Món rau cải xoong nấu với cá tươi vừa ngon, mát, có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt, lợi tiểu, lại vừa cầm máu, chữa bệnh phổi.
Rau cải xoong là 1 món ăn bổ dưỡng
Rau cải xoong có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau, từ các loại thịt đến các loại hải sản. Loài thực vật này được sử dụng đa dạng trong khâu chế biến như ăn sống, làm gỏi, nhúng lẩu, luộc hay nấu canh...Một mách nhỏ quan trọng cho việc chế biến cải xoong là không nên nấu ở nhiệt độ quá cao vì khi đó, dưỡng chất sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Có thể bạn quan tâm
Sâu tơ là loài sâu hại nguy hiểm nhất đối với các loại rau cải, súp lơ... Con trưởng thành dài 6-7mm, sải cánh rộng 14-15mm, màu nâu xám, trên cánh trước mỗi cánh có 3 dấu hình tam giác màu nâu nhạt. Khi đậu, cánh úp sát thân như hình mái nhà, các vết hình tam giác ở cánh trước tụ lại nhìn óng ánh như kim cương. Mỗi con cái có thể đẻ từ 50-400 trứng.
Bệnh sưng rễ cải bắp (hay còn gọi là bệnh nốt sần rễ cải bắp) là một trong những đối tượng bệnh nguy hiểm. Bệnh không chỉ gây hại trên cải bắp mà còn gây hại trên cả su hào, cải bẹ, cải củ và các cây rau họ thập tự khác. Đặc điểm của bệnh là tạo thành các nốt sần, các u bướu trên rễ cây. Các cây bị bệnh lá héo vàng, bắp không phát triển hoặc không hình thành bắp.
Cải ngọt( Brassica sp; Họ: Crusiferea) là một trong những cây rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, chỉ từ 25 đến 30 ngày, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, do đó sản lượng thu hoạch trên một đơn vị diện tích rất lớn; chi phí đầu tư rất thấp mà lợi nhuận lại rất cao, việc tiêu thụ khá dễ dàng, được người tiêu dùng ưa chuộng nên đây là loại rau được bà con nông dân trồng nhiều.