Kỹ Thuật Trồng Ớt Trái Mùa

Ớt là loại rau rất có giá. Nhằm kéo dài mùa vụ thu hoạch và bình ổn giá cả, một quy trình trồng ớt trái mùa bằng cách sử dụng plastic đen để phủ đất đã được triển khai ở nhiều địa phương.
Đất trồng ớt phải chọn loại đất xốp, dễ thoát nước và giàu chất hữu cơ, không có quá nhiều hàm lượng sét, có rãnh thoát nước tốt, độ pH từ 5,5 - 6,8. Đất cần được dọn sạch và cày bừa kỹ. Nếu độ pH đất thấp thì bón thêm dolomite hay vôi. Nếu đất rất chua, thì bón khoảng 2 tấn/ha dolomite, phối hợp với phân trộn compost và chế phẩm phân bón cơ bản. Phân bón cơ bản cần dùng là urê trộn lẫn với phân 300kg/ha, SP36 từ 250 - 300kg/ha và KCl 250kg/ha. Cần phải làm luống cao trước khi trồng cây giống. Luống thường rộng 120cm, rãnh luống rộng 40cm và sâu 20cm quanh luống.
Chọn hạt giống chín già, sạch, đều nhau và không bị sâu bệnh để ươm cây giống trong các túi nhựa hay trên các luống đất đã được dọn sạch cỏ, rác rưởi và cày bừa kỹ. Chú ý cây giống là cây ưa sáng, nhưng phải được che bằng giàn có khung đỡ, tránh ánh sáng trực tiếp. Cây giống cần được tưới nước hằng ngày, hoặc khi cần thiết. Khi cây giống được 25 - 30 ngày tuổi có thể đem ra trồng.
Lúc này cần phủ plastic đen lên luống, cần khoảng 12 cuộn/ha. Plastic phải có màu ánh bạc ở mặt trên và màu đen ở mặt dưới. Trải plastic căng đều trên mặt luống với mặt ánh bạc hướng lên trên. Mép plastic được kéo thấp xuống các bờ luống và được buộc chặt vào vị trí bằng các lạt tre. Lạt tre dài khoảng 40cm, được uốn cong một nửa và được cắm xuống đất để giữ cho các cạnh cách nhau 50cm. Trên mặt plastic trổ các lỗ chữ thập tại những vị trí trồng cây để cho cây có thể tăng trưởng.
Mỗi luống trồng thành 2 hàng. Các cây cách nhau 50cm và các hàng cách nhau 70cm. Trồng ớt vào buổi sáng sớm hay lúc hoàng hôn. Thường xuyên thăm ruộng để kịp thời thay các cây giống bị chết hay sâu bệnh.
Lưu ý phòng trừ sâu bệnh gây hại trên ớt. Có thể trừ ruồi hại quả bằng bẫy bả eugenol methyl. Các loài gây hại và dịch bệnh đều có thể kiểm soát bằng việc phun các loại thuốc bảo vệ thực vật thích hợp.
Sau 60 - 70 ngày, lứa ớt đầu tiên có thể thu hoạch. Đến thời gian này, chúng sẽ biến thành màu đỏ tươi. Việc bao gói cho vận chuyển cần phải tạo những lỗ thoáng khí. Có thể dùng loại túi lưới. Nơi bảo quản phải khô ráo và thoáng mát.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của ngành NN&PTNT Ninh Thuận, cây ớt ở tỉnh này được trồng hàng năm 850 - 900 ha, sản lượng 7.000 - 7.500 tấn trái tươi. Ninh Thuận là một trong những vựa ớt lớn trong vùng cực Nam Trung Bộ. Trồng ớt là nghề lai rai lượm bạc lẻ. Tuy nó không lấy tiền “một cục” như nho, thuốc lá, mía đường nhưng có ớt chín là nông dân có tiền xài. Xưa nay, trong giới thu mua và người trồng ớt có luật bất thành văn: “Cân ớt trả tiền liền”.

Những ngày đầu tháng 4 chúng tôi trở về Ngăm Mạc, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) để tìm hiểu kinh nghiệm trồng ớt xuất khẩu cho thu nhập cao của bà con xã viên. Trên các khu đồng, mọi người phấn khởi chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho ớt đông xuân. Ai cũng mong mưa thuận gió hòa... ớt được mùa là cây "xóa đói, giảm nghèo". Diện tích ớt đông xuân ở Ngăm Mạc vào khoảng 40 mẫu, tăng 30 mẫu so với cùng kỳ năm ngoái, sở dĩ diện tích ớt được mở rộng là do năm ngoái được mùa cả về giá và năng suất. 1 sào ớt thu hoạch thấp cũng đạt 500kg, cao 700kg, bán giá 1.600đ/kg, cho thu nhập 800 ngàn đến hơn 1,1 triệu đồng, cao gấp 2 - 2,5 lần so với cấy lúa, cũng bởi vậy mà xã viên ai cũng mặn mà với ớt hơn. Theo đánh giá của nhiều hộ xã viên thì trồng ớt cho thu nhập cao tuy nhiên trong quá trình trồng, chăm sóc cần lưu ý một số biện pháp sau (chúng tôi xin ghi lại để bà con tham khảo).

Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi, vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi. Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu. Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu.

Hiện nay, nông dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đang thu hoạch ớt. Sản lượng ớt năm nay tăng cao nên nhiều nông dân rất vui mừng, phấn khởi.

Ớt là cây gia vị có giá trị kinh tế cao ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, đem lại lợi nhuận kinh tế, là mặt hàng xuất khẩu đứng vị trí số một trong các loại cây gia vị