Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai Trên Đất Dốc
I/ Giới thiệu chung về cây ngô lai: Sau những năm 90, cây ngô lai được trồng phổ biến ở nước ta với diện tích ngày một tăng, hiện nay chiếm khoảng 60-65% diện tích trồng ngô. Các giống ngô lai có dạng cây đồng đều, khả năng cho năng suất cao, song đòi hỏi thâm canh cao. Hạt của ngô lai không để giống được cho vụ sau mà phải mua mỗi khi gieo trồng và giá khá cao. Một số giống ngô lai đang được trồng phổ biến: LVN10, LVN4, DK888, DK999, C-919, Pacific và một số giống Bioseed..., tuỳ theo thời gian sinh trưởng, các giống ngô lai được chia thành các nhóm sau:
- Nhóm giống dài ngày: LVN10, DK888, DK999... - Nhóm giống trung ngày: LVN19, LVN12, LVN4... - Nhóm giống ngắn ngày: P11, P60, LVN 20, LVN17, C-919... II/ Các giai đoạn sinh trưởng phát triển: Đời sống của cây ngô được chia ra nhiều giai đoạn sinh trưởng phát triển, mỗi giai đoạn đều có những yêu cầu ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc khác nhau. - Giai đoạn từ gieo đến mọc: Giai đoạn này thường kéo dài từ 5-7 ngày nên yêu cầu làm đất phải thoáng khí, tơi xốp, đủ ẩm và nhiệt độ thích hợp. - Giai đoạn từ mọc đến 3-4 lá: Giai đoạn này chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt đã hết nên cây phải hút chất dinh dưỡng từ đất để nuôi thân lá. Vì thế, cần phải bón lót đầy đủ và xới xáo kịp thời. - Giai đoạn cây ngô từ 7-9 lá: Đây là giai đoạn quyết định năng suất ngô (số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp ngô và kích thước của bắp ngô). - Giai đoạn xoáy nõn (trước khi trổ cờ khoảng 10 ngày) trổ cờ-phun râu: Giai đoạn này quyết định số hạt chắc trên bắp ngô, cây ngô rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết bất thuận như hạn, nóng, rét. Vì vậy, phải tính toán thời vụ gieo trồng thích hợp. - Giai đoạn từ trổ cờ đến thu hoạch: Thời kỳ này kéo dài từ 45-50 ngày tuỳ theo giống, cần chú ý sau khi trổ 10 ngày nếu gặp hạn thì hạt ngô vẫn bị lép nhiều. III/ Kỹ thuật trồng: 1/. Thời vụ: ở miền núi có 2 vụ gieo trồng chính là vụ xuân - hè và hè - thu. - Vụ xuân hè gieo từ 20/2-30/3 dương lịch. - Vụ hè-thu thường bắt đầu trồng vào 20/7-5/8 dương lịch. Ngoài ra, ở những vùng thấp, trung du có thể trồng vụ đông: Thời gian gieo từ 20-25/9, có thể trồng đến 10/10. 2/. Lượng hạt giống và mật độ gieo trồng: - Lượng hạt giống cần khoảng 18-22kg/ha (0,8-0,9 kg hạt giống/sào) đối với gieo thẳng. - Mật độ: Nhóm giống dài ngày: Mật độ 5-5,5 vạn cây/ha; nhóm giống trung ngày: 5,5-6 vạn cây/ha; nhóm giống ngắn ngày: 6-7 vạn cây/ha. 3/. Làm đất, gieo hạt: Trên đất dốc có lẫn nhiều sỏi đá có thể dùng cuốc để rẫy cỏ rồi sau đó cuốc đất để trồng ngô. Trên đất ruộng bậc thang hay sườn đồi có độ dốc vừa phải hay thung lũng, nông dân có thể dùng cày để làm đất, cày sâu 15-20 cm, làm 2 lần đất nhỏ tơi xốp, nhặt sạch cỏ. Sau khi làm xong đất, có thể dùng cày hoặc cuốc để rạch hàng với độ sâu 7-10cm, khoảng cách giữa các hàng là 70cm; cây cách cây đối với các giống dài ngày là 30cm và đối với các giống ngắn ngày là 25cm. Với đất dốc hoặc có nhiều sỏi đá thì có thể cuốc hốc để trồng ngô, khoảng cách giữa các hốc khoảng 70cm, cuốc đến đâu thì gieo ngay đến đó. Có thể bón phân trực tiếp vào hốc, rãnh, lấp đất rồi mới tra hạt và lấp đất bề mặt dày 3-5cm. 4/. Bón phân: + Lượng bón: Phân chuồng 8-10 tấn/ha; đạm urê 250kg/ha; supe lân 350kg/ha; clorua kali 120kg/ha. + Cách bón: - Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân (có thể bón khi làm đất hoặc lúc gieo trồng). - Bón thúc đợt 1 (khi cây ngô 3-4 lá): Bón 70-80kg u rê/ha (2,5-3kg/sào) và 30-40 kg kali/ha (1-1,5kg/sào), kết hợp với việc xới đất và làm sạch cỏ dại cho ngô. * Chú ý: Nên bón phân cách hốc ngô 5-6cm, bón đến đâu lấp đất đến đó để tránh phân bay hơi. Không nên bón vãi phân vì như vậy phân sẽ rơi vào nõn ngô gây héo lá và búp non, cũng không nên bón phân vào ngày trời mưa vì phân sẽ bị rửa trôi. - Bón thúc đợt 2: (Khi cây ngô 7-9 lá): Bón 100-120kg urê (3,7-4,5 kg/sào) và 50-60kg kali/ha (1,8-2,2kg/sào). Hai loại phân trên được trộn với nhau và bón cách gốc 10-12cm. Đợt bón này kết hợp với xới xáo và vun cao để giúp bộ rễ ngô phát triển. - Bón thúc lần 3: Đợt bón này khi cây ngô ở giai đoạn xoáy nõn, có tác dụng nuôi hạt, bón hết lượng phân urê và kali còn lại. 5/. Chăm sóc: + Tỉa, giặm cây: Khi cây được 3-4 lá, cần tỉa bớt những cây nhỏ yếu hoạc cây bị bệnh, chỉ nên để lại 1 cây/hốc. ở những chỗ mất cây, có thể tiến hành giặm (lấy những cây đã được gieo dự phòng) để đảm bảo mật độ. + Xới xáo, làm cỏ: Nếu có điều kiện nên xới xáo và kết hợp làm cỏ 3 lần vào các đợt bón thúc. Cần chú ý vun gốc, làm cỏ cho ngô khi cây ở giai đoạn trỗ.Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân thì nhiều, ngoại trừ yếu tố do chất lượng hạt giống ra, phần lớn là do thời tiết và kỹ thuật canh tác không được chú ý đúng mức. Hiện tượng này thường xảy ra trong thời gian 2 tuần trước khi cây trổ cờ cho đến khi cây trổ cờ, phun râu. Nói cho cùng thì yếu tố thời tiết bất thuận lúc cây ngô trổ cờ phun râu mà không thụ phấn, thụ tinh được dẫn đến bắp không hạt cũng là do lỗi của con người không chọn đúng thời vụ gieo trồng cho từng giống cụ thể.
Trong vụ hè thu và vụ ngô đông vừa qua, theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật ở 26 tỉnh trồng ngô, đã phát hiện bệnh lùn sọc đen hại ngô tại 16 tỉnh, chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn...
Để giúp bà con nông dân tranh thủ được thời gian gieo trồng kịp thời vụ, nhất là sau đợt mưa to, lúa ngập nặng của nhiều tỉnh trong những ngày giữa tháng 9 vừa qua, chúng tôi giới thiệu kinh nghiệm làm đất tối thiểu-một TBKT đã được Bộ NN-PTNT công nhận và đưa vào áp dụng sản xuất vụ đông trong những năm qua.
Ngô bị hại lúc còn non có thể không ra bắp được. Rệp phá hại làm giảm năng suất và phẩm chất ngô rõ rệt. Ngoài gây hại trực tiếp rệp ngô còn được coi là một loài môi giới truyền bệnh virus gây bệnh khảm lá và bệnh đốm lá trên ngô.
Ngô rau là cây ngô (bắp) được trồng với mật độ dày và thu hoạch lúc trái còn non, được dùng như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày.